Có lẽ vàng là một trong những loại hàng hóa đặc biệt nhất, khi không chỉ là vật trang sức mà còn được sử dụng làm tiêu chuẩn giá trị cho các loại tiền tệ trên toàn thế giới. Chính vì thế, vàng tương tự như dầu vô cùng nhạy cảm cảm với các điều kiện địa chính trị, các tin tức, dễ dàng lên xuống hoặc bị ảnh hưởng vì yếu tố tác động bên ngoài. Nếu bạn đang tò mò muốn biết những điều kiện nào ảnh hưởng tới giá vàng trên thị trường thì hãy cùng theo dõi bài viết sau đây của chúng tôi nhé.
Nền kinh tế toàn cầu rơi vào khủng hoảng
Vàng được xem là “nguồn dự trữ an toàn” cho người dân và các nhà đầu tư khi nền kinh tế lao đao. Bởi khi tình hình kinh tế bất ổn, giá trị các tài sản sẽ bị giảm xuống, trong đó có cả vàng và đồng Đô la Mỹ. Khi đó, người dân thi nhau đi mua vàng để tích trữ, đợi khi nền kinh tế phát triển để bán. Điều này sẽ làm thay đổi đến giá vàng trong tình thế cầu lớn hơn cung.
Lãi suất và lạm phát
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến biến động giá vàng và lãi suất và lạm phát là 2 nhân tố tác động rõ rệt đến hướng giá của vàng. Trên lý thuyết:
Lãi suất tỷ lệ nghịch với giá Vàng:
- Nếu lãi suất giảm thì sẽ dẫn đến việc làm cho lạm phát tăng, nhu cầu mua cũng tăng nên từ đó giá vàng cũng sẽ tăng lên.
- Do sự cạnh tranh từ các nhà đầu tư cao làm ảnh hưởng đến thị trường từ đó lãi suất tăng, giá Vàng giảm.
Lạm phát tỷ lệ thuận với giá Vàng: Vàng là một tài sản hữu ích, nhân tố hàng đầu, sinh lợi dẫn đến lạm phát kỳ vọng – giảm sức mua của tiền, các yếu tố ảnh hưởng đến giá Vàng này làm tăng nhu cầu mua Vàng khi đó tỷ lệ lạm phát sẽ cao hơn.
Ảnh hưởng của đồng USD đến giá vàng
Vì là một loại hàng hoá nên giá vàng cũng bị ảnh hưởng và tác động bởi tiền tệ, trong đó vàng và tiền tệ từ trước đến nay vẫn duy trì mối quan hệ tương quan nghịch. Đặc biệt, mối quan hệ giữa giá vàng và USD có lẽ là mối quan hệ tương quan nghịch được biết đến rộng rãi nhất.
Chính vì thế, việc biến động đồng USD cũng ảnh hưởng không nhỏ tới giá vàng và nhiều chuyên gia có quan điểm rằng khi đồng đô la Mỹ mạnh lên thì giá vàng sẽ giảm xuống, và ngược lại khi đồng đô la Mỹ yếu đi thì giá vàng tăng cao.
Hầu hết các nghiên cứu về các yếu tố quyết định giá vàng cho đến nay đều tập trung vào Hoa Kỳ, phản ánh sức nặng kinh tế và tài chính của cường quốc và vai trò của đồng USD là đồng tiền dự trữ chính của nền kinh tế toàn cầu.
Chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương
Động thái của các Ngân hàng trung ương, đặc biệt là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ – FED có ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ đến biến động giá vàng. Lý do cho nhận định trên là việc các ngân hàng trung ương là tổ chức dự trữ vàng lớn lên đến 33.000 tấn, xấp xỉ 1/5 tổng số vàng từng được khai thác. Các ngân hàng nắm giữ lượng lớn vàng để giảm thiểu rủi ro, để phòng ngừa lạm phát và thúc đẩy sự ổn định kinh tế.
Do đó, các chính sách của ngân hàng trung ương về chính sách tiền tệ, tăng giảm lãi suất cho đồng USD có thể tạo ra những tác động đáng kể đến biến động giá vàng, lượng mua vào và bán vàng ra trên thế giới.
Nới lỏng định lượng QE
Nới lỏng định lượng, hay QE, là chiến lược mua chứng khoán của ngân hàng trung ương nhằm tăng cung tiền, cũng như khuyến khích các ngân hàng cho vay tiền nhiều hơn. Ngoài FED, Ngân hàng Anh, Ngân hàng Nhật Bản và Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng sử dụng chiến lược này.
Khi xuất hiện nguồn cung tiền lớn sẽ đẩy lãi suất giảm xuống, và khuyến khích các nhà đầu tư mua vàng vì chi phí cơ hội thấp. Tuy nhiên chiến thuật này cũng có thể kích hoạt lạm phát, nếu quá đà cũng là 1 điều khiến giá vàng tăng. Fed từng tuyên bố rằng sẽ ngừng QE vào ngày 29 /10/ 2014 và điều này đã gây áp lực, khiến giá vàng giảm do lãi suất tăng và kéo lạm phát chậm lại, đồng thời cũng là thời cơ thích hợp để nhiều nhà đầu tư tìm cách mua (vàng) vào.
Dự trữ chính phủ
Khi chính phủ là các ngân hàng Trung ương mua vàng ngoài thị trường vào để dự trữ. Đồng nghĩa với việc vàng sẽ trở nên khan hiếm, hiển nhiên giá vàng sẽ tăng lên. Trong những năm gần đây, giá vàng đang dần tăng trở lại bởi các ngân hàng trung ương thường xuyên thực hiện mua vàng dự trữ. Điển hình là ngân hàng trung ương toàn cầu đã mua khoảng 33.000 tấn vàng, chiếm tới khoảng ⅕ tổng sản lượng được khai thác.
Vì thế, việc dự trữ vàng của chính phủ là yếu tố tác động đến giá vàng trên thế giới.
Trang sức và công nghiệp
Vàng không chỉ có giá trị như một quỹ phòng hộ, hay là nơi đầu tư trú ẩn an toàn; vàng cũng được sử dụng trong trang sức và công nghiệp. Hơn một nửa nhu cầu vàng đến từ trang sức, trong đó Trung Quốc, Ấn Độ và Hoa Kỳ là ba quốc gia có nhu cầu lớn nhất. Thậm chí ở nhiều nơi trên Ấn Độ, vàng vẫn được coi là thước đo thể hiện sự giàu có, là món quà quý giá dùng để tặng vào những dịp quan trọng. Điều này đã đẩy giá vàng ở Ấn Độ tăng lên.
Ngoài đồ trang sức, các sản phẩm công nghiệp điện tử cũng cần 1 lượng vàng khá lớn, tương đương khoảng 12% để sản xuất các thiết bị điện tử, máy tính, hệ thống GPS và các thiết bị y tế như khác.
Chi phí sản xuất vàng
Có thể nói, sản lượng vàng sản xuất ra thị trường là một hoạt động có ảnh hưởng trực tiếp đến giá vàng. Theo đó, WGC – Hội đồng Vàng thế giới cho biết: “Tổng sản lượng vàng khai thác trong năm 2019 đạt 3.531 tấn, giảm 1% so với sản lượng khai thác năm 2018. Sản lượng vàng được khai thác có thể sẽ bị chậm lại và giảm nhẹ trong những năm sắp tới, bởi vàng trên thế giới đang dần cạn kiệt và việc phát hiện ra các mỏ vàng mới ngày càng khó khăn”.
Và cũng theo cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ thống kê, sản lượng vàng trên toàn cầu hiện tại còn khoảng 50.000 tấn.
Cung – cầu vàng ảnh hưởng đến giá vàng
- Trong việc trao đổi tiền tệ ở trong nước hay nhiều nước thì Vàng được sử dụng rất nhiều bởi nó có thể chế tạo ra những đồ trang sức sang trọng, có giá trị. Nó rất dễ ảnh hưởng về giá bởi sự thay đổi cung, cầu trên thị trường.
- Nhu cầu mua, sử dụng của con người ngày càng tăng nên dĩ nhiên giá Vàng của sẽ thay đổi.
Quỹ giao dịch trao đổi ETF
Bên cạnh các ngân hàng trung ương, các quỹ giao dịch trao đổi (ETF) – như SPDR Gold Shares (GLD) và iShares Gold Trust (IAU), cho phép các nhà đầu tư mua vàng bằng các chứng chỉ do chính những quỹ này cấp. Các chứng chỉ này đều được niêm yết trên Sàn Chứng Khoán New York, có giá trị tương đương với 1/10 ounce vàng/ chứng chỉ đảm bảo nằm dưới hầm chứa vàng tại Luân Đôn của HSBC Bank USA hoặc dưới hầm của những ngân hàng bảo trợ chi nhánh thuộc HSBC dưới dạng các thỏi vàng 400 oz. Cả SPDR và IAU đều là các tổ chức mua và bán vàng lớn nhất hiện nay. Quỹ SPDR hiện đang nắm giữ khoảng 9.600 ounce, trong khi iShares ETF có khoảng 5.300 Ounce.
Kết luận
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến biến động giá vàng. Trong đó, mỗi nhân tố sẽ có mức tác động lớn nhỏ khác nhau và có mối quan hệ tương hỗ hay liên quan chặt chẽ. Cùng với đó, giá vàng là một trong những yếu tố ảnh tiếp đến kinh tế thế giới và Việt Nam. Vì vậy, việc quan sát và tìm hiểu kỹ những yếu tố ảnh hưởng đến biến động giá vàng sẽ giúp mở ra cơ hội đầu tư vàng hiệu quả. Hãy luôn theo dõi và đón đọc những bài viết mới nhất từ chúng tôi.
Tham khảo: