Tỷ giá hối đoái chính là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tình hình kinh tế của quốc gia, là thước đo về năng lực cạnh tranh thương mại với các nước khác trên thế giới. Ngoài các yếu tố như lãi suất và lạm phát, thì tỷ giá hối đoái cũng là 1 trong các chỉ số kinh tế được theo dõi, phân tích, vì chúng tác động trực tiếp đến lợi nhuận của bất cứ khoản đầu tư nào cũng như cán cân thương mại quốc gia. Vậy bạn đã biết các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái gồm những gì chưa? Hãy cùng kienthucfx tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Lạm phát
Như chúng ta đã biết, theo nguyên tắc thì bất kỳ quốc gia nào cũng mong muốn đồng tiền của nước mình có giá trị tương đương với đồng tiền của nước khác. Để làm được điều này thì đất nước đó cần phải giữ tỷ lệ lạm phát ở mức độ vừa phải.
Khi mà các yếu tố khác trong nền kinh tế không thay đổi, lạm phát càng cao thì tỷ giá hối đoái càng giảm, đồng nội tệ càng bị mất giá và ngược lại.
Lãi suất
Lãi suất, lạm phát và tỷ giá hối đoái có mối tương quan chặt chẽ. Bằng cách kiểm soát lãi suất, các ngân hàng trung ương sẽ gây ảnh hưởng đến cả lạm phát và tỷ giá hối đoái. Ngoài ra, lãi suất thay đổi sẽ tác động đến lạm phát và giá trị tiền tệ. Một nền kinh tế có lãi suất cho vay cao sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn cho chủ nợ so với các nền kinh tế khác. Do đó, lãi suất cao thu hút vốn đầu tư nước ngoài và làm tỷ giá hối đoái tăng. Tuy nhiên, tác động của lãi suất cao sẽ trở nên tiêu cực, nếu lạm phát trong nước cao hơn nhiều so với các nước khác, hoặc nếu có thêm những yếu tố khác làm giảm giá trị đồng tiền. Ngược lại, lãi suất giảm có xu hướng làm giảm tỷ giá hối đoái.
Thâm hụt tài khoản vãng lai
Tài khoản vãng lai là cán cân thương mại của một quốc gia so với đối tác thương mại của quốc gia đó. Việc thâm hụt tài khoản vãng lai chứng tỏ rằng, quốc gia đang cần nhiều ngoại tệ hơn so với những gì họ xuất khẩu được, đồng thời họ cung cấp cho nước ngoài một lượng nội tệ nhiều hơn so với nhu cầu mua hàng hóa thực tế. Điều này làm cho nhu cầu ngoại tệ bị dư thừa, trở thành nguyên nhân dẫn đến tỷ giá hối đoái giảm.
Nợ chính phủ
Đây là tổng nợ quốc gia hoặc nợ công của chính phủ trung ương. Một quốc gia có công nợ chính phủ lớn sẽ khó lòng thu hút đầu tư nước ngoài và dễ dẫn đến lạm phát.
Nợ chính phủ cũng có thể xảy ra khi các nhà đầu tư nước ngoài bán trái phiếu ra thị trường nếu họ thấy trước được các khoản nợ của chính phủ đang ngày càng gia tăng. Dẫn đến việc đồng nội tệ vượt quá cung và làm giảm giá trị của nó, khiến cho đồng nội tệ trở nên yếu đi.
Điều khoản thương mại
Tỷ lệ trao đổi thương mại chính là tỷ lệ so sánh giữa giá xuất khẩu so với giá nhập khẩu. Tỷ lệ trao đổi này lại liên quan trực tiếp đến cán cân thanh toán và tài khoản vãng lai. Đây là hai yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái. Chính vì vậy mà tỷ lệ trao đổi thương mại cũng ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái.
Hiệu quả kinh tế
Các nhà đầu tư nước ngoài chắc chắn muốn đầu tư vào những quốc gia có nền chính trị ổn định với nền kinh tế hoạt động mạnh mẽ. Một đất nước có những đặc điểm này sẽ thu hút được nhiều đầu tư hơn so với các nước có rủi ro chính trị và kinh tế cao hơn. Ví dụ, bất ổn chính trị có thể làm giảm niềm tin của nhà đầu tư dành cho một đồng tiền và họ sẽ chuyển luồng vốn vào đồng tiền của các nước ổn định hơn.
Suy thoái
Trong thời kỳ suy thoái, lãi suất của một quốc gia có khả năng giảm, do đó làm giảm cơ hội đầu tư đến từ nước ngoài. Gây suy yếu đồng tiền của quốc gia cũng làm cho tỷ giá hối đoái của đồng tiền đó giảm theo.
Thu nhập
Thu nhập của một quốc gia cũng là nguyên nhân tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến tỷ giá hối đoái.
Khi mà thu nhập của quốc gia tăng lên tức là người dân sẽ có xu hướng thích tiêu dùng hàng ngoại nhiều hơn, lúc này nhu cầu về ngoại tệ tăng lên, dẫn đến tỷ giá hối đoái tăng.
Về mặt gián tiếp, khi thu nhập của người dân tăng lên tức là mức sống tăng lên, người dân chi tiêu nhiều hơn. Điều này làm cho tỷ lệ lạm phát giảm và làm tăng tỷ giá hối đoái.
Kết luận
Với một danh mục có phần lớn khoản đầu tư dùng một đồng tiền thì tỷ giá của đồng tiền đó có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận thực tế của danh mục. Tỷ giá hối đoái giảm sẽ làm giảm sức mua của thu nhập và lãi vốn thu về từ đầu tư. Hơn nữa, tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến các yếu tố thu nhập khác như lãi suất, lạm phát và thậm chí cả lãi vốn từ chứng khoán trong nước. Mặc dù tỷ giá hối đoái được xác định bởi rất nhiều yếu tố phức tạp mà ngay cả các nhà kinh tế giàu kinh nghiệm nhất cũng phải lúng túng, các nhà đầu tư vẫn cần một số hiểu biết về vai trò quan trọng của giá trị tiền tệ và tỷ giá hối đoái đối với lợi suất đầu tư để có thể đầu tư thành công.
Tham khảo: