Khi bạn bắt đầu giao dịch với “nhu cầu” hay áp lực để kiếm tiền, thì bạn đang kết thúc giao dịch theo cảm xúc, và đó là cách nhanh nhất để bị mất tiền.
Tâm lý giao dịch forex là gì?
Bạn thấy đó, hầu hết mọi người đều trải nghiệm lối suy nghĩ và cảm xúc tương tự nhau khi họ giao dịch trên thị trường, và chúng ta có thể học được nhiều điều quan trọng từ sự khác biệt trong cách suy nghĩ của một Trader thất bại và một trader thành công.
Sẽ là giả dối nếu tôi nói với bạn rằng thành công trong thị trường forex phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống hay chiến lược bạn sử dụng, bởi vì nó không phải như vậy, mà nó phụ thuộc chủ yếu vào suy nghĩ của bạn, cách bạn suy nghĩ và phản ứng với thị trường. Tuy nhiên, hầu hết các trang web ngoại hối đang cố gắng bán một số chỉ báo hay các hệ thống giao dịch dựa trên robot sẽ không cho bạn biết điều này, bởi vì họ muốn bạn tin rằng bạn có thể kiếm tiền trong thị trường chỉ đơn giản bằng cách mua sản phẩm giao dịch của họ. Tôi muốn nói với mọi người sự thật, và sự thật là có một chiến lược giao dịch hiệu quả và rõ ràng là rất quan trọng, nhưng nó chỉ là một phần của chiếc bánh. Phần lớn hơn của chiếc bánh đó là quản lý giao dịch và quản lý cảm xúc của bạn một cách đúng đắn, nếu bạn không làm được hai điều này bạn sẽ không bao giờ kiếm được tiền trên thị trường trong dài hạn.
Tại sao hầu hết các nhà đầu tư bị mất tiền
Bạn có thể đã nghe nói rằng hầu hết những người cố gắng giao dịch forex thì cuối cùng sẽ mất tiền. Có một số lý do cho việc này, và lý do chủ yếu là hầu hết mọi người có suy nghĩ sai về giao dịch ngoại hối. Hầu hết mọi người vào thị trường với kỳ vọng không thực tế, chẳng hạn như nghĩ rằng họ sẽ bỏ việc sau một tháng giao dịch hoặc nghĩ rằng họ sẽ biến $1,000 thành $100,000 trong một vài tháng. Những kỳ vọng không thực tế đó đã nuôi dưỡng nên một tư duy giao dịch “phá hoại tài khoản” ở trader vì họ cảm thấy quá nhiều áp lực hoặc “nhu cầu” để kiếm tiền trên thị trường. Khi bạn bắt đầu giao dịch với “nhu cầu” này hay áp lực để kiếm tiền, thì bạn đang kết thúc giao dịch theo cảm xúc, và đó là cách nhanh nhất để bị mất tiền.
Những cảm xúc nào bạn nên lưu ý khi giao dịch?
Để cụ thể hơn về “cảm xúc” giao dịch, chúng ta hãy đi qua một số lỗi giao dịch theo cảm xúc phổ biến nhất mà trader thực hiện:
Cái tôi – Cái tôi lớn dễ dẫn tới tình trạng quá tự tin vào phương pháp, vào hệ thống, vào dự đoán của mình. Khi tự tin một cách thái quá họ thường khó chấp nhận việc mình sai, dẫn đến việc cố chấp với cái kế hoạch sai lầm đó. Và kết hợp với tâm lý giao dịch kém họ sẽ dễ dàng phá vỡ kỹ luật, họ bắt đầu dời ra xa hơn hoặc hủy bỏ stop loss. Họ cho rằng hệ thống, phân tích, dự báo của họ là đúng và cả thị trường này đang sai lầm, đang chống lại một mình họ.
Mặt khác, những trader có cái tôi lớn thường dễ đổ lỗi khi sai, (đổ lỗi do Broker, do thị trường, do bà Yelen, do ông Macron, …). Khi trader đổ lỗi do một điều gì đó mà không phải là bản thân mình thì họ chưa chịu trách nhiệm 100% về các sai lầm của chính mình => anh ta sẽ chẳng học hỏi được gì thêm từ các sai lầm.
Qua bao thăng trầm, tôi nhận ra rằng: nghệ thuật trong giao dịch tài chính chính là SAI VÀ SỬA SAI. Tức là, trader càng chuyên nghiệp thì anh ta sẽ càng nhận ra sai lầm rất nhanh, vì anh ta hiểu được rằng với rất nhiều kinh nghiệm và kiến thức thì anh ta hoàn toàn vẫn có thể sai ở bất kỳ thương vụ nào, điều đó là hết sức bình thường và hiển nhiên trong cuộc chiến này. Những trader có cái tôi lớn, họ thường hay cố chấp và bảo thủ, dẫn đến việc phát hiện ra sai lầm muộn và rất muộn. Sai lầm dễ được nhận thấy nhất đó chính là độ sụt giảm của tài khoản, khi trader vào trạng thái và tài khoản đã giảm đi hơn 30% thì sai lầm là điều chắc chắn, và đến lúc đó anh ta mới nhận ra được sai lầm thì đã quá muộn, với một tâm lý nặng nề, việc thiệt hại lớn là điều khó tránh khỏi.
Tham lam – Có một câu nói cũ mà bạn có thể đã nghe nói về giao dịch trên thị trường, đại loại như thế này: “Con bò kiếm được tiền, con gấu cũng kiếm được tiền, và con lợn thì được giết mổ”. Về cơ bản nó có nghĩa là nếu bạn là một “con heo” tham lam trên thị trường, bạn gần như chắc chắn sẽ bị mất tiền. Trader tham lam khi họ không chốt lời bởi vì họ nghĩ rằng giá sẽ đi theo chiều hướng có lợi cho họ mãi mãi. Một điều mà các trader tham lam hay làm là thêm lệnh chỉ đơn giản là bởi vì thị trường đã di chuyển có lợi cho họ, bạn có thể thêm lệnh nếu bạn dựa trên Price action một cách logic, nhưng chỉ làm vậy khi thị trường đã di chuyển theo hướng của bạn được một chút, và thường đó là một hành động sinh ra tham lam. Rõ ràng là việc mạo hiểm quá nhiều vào một giao dịch từ đầu là một điều quá tham lam. Vấn đề ở đây là bạn cần phải rất cẩn thận với sự tham lam, bởi vì nó có thể len lỏi trong bạn và nhanh chóng phá hủy tài khoản giao dịch của bạn.
Sợ hãi – Trader trở nên sợ vào thị trường thường là khi họ là người mới và chưa nắm vững một chiến lược giao dịch hiệu quả nào. Sợ hãi cũng có thể phát sinh trong trader sau khi họ bị thua liên tiếp nhiều lệnh, hoặc sau khi bị lỗ lớn hơn so với những gì mà họ chịu được về cảm xúc. Để chinh phục nỗi sợ hãi của thị trường, chủ yếu là bạn phải chắc chắn rằng bạn không bao giờ dám mạo hiểm số tiền nhiều hơn số mà bạn cảm thấy ok khi để mất nó. Nếu bạn là hoàn toàn OK với số tiền bạn có nguy cơ mất thì không có gì để lo sợ cả. Sợ hãi có thể là một cảm xúc rất hạn chế cho trader vì nó có thể làm bạn bỏ lỡ các cơ hội giao dịch tốt.
Trả thù – Trader trải qua cảm giác muốn “trả thù” thị trường khi họ phải chịu thua mất một giao dịch mà họ nghĩ “chắc chắn” sẽ lời. Điều quan trọng ở đây là không có gì là “chắc chắn” trong giao dịch … không bao giờ. Ngoài ra, nếu bạn đã mạo hiểm quá nhiều tiền vào một giao dịch và bạn mất số tiền đó, sau đó bạn sẽ muốn thử và nhảy vào lại thị trường để lấy tiền lại …. điều này thường chỉ dẫn đến việc thua thêm lần nữa (và đôi khi thua nhiều hơn) vì lần này bạn chỉ giao dịch theo cảm xúc là nhiều.
Hưng phấn – Thường thì cảm thấy phấn khích là một điều tốt, nhưng nó thực sự đang phá hoại rất nhiều tài khoản trader sau khi họ đạt được một chiến thắng. Trader có thể trở nên quá tự tin sau khi chiến thắng một vài giao dịch trên thị trường, vì lý do này, hầu hết họ đều bị thua lớn sau một loạt các chiến thắng đó. Thật vô cùng hấp dẫn để nhảy vào lại ngay thị trường sau khi có setup giao dịch “hoàn hảo” hoặc sau khi bạn chiến thắng 5 lệnh liên tiếp …
Nhiều nhà đầu tư rơi vào tình trạng suy sụp và mất tiền sau khi họ đạt được một chuỗi những chiến thắng liên tiếp. Lý do điều này xảy ra là bởi vì họ cảm thấy tự tin và hào hứng và quên đi những nguy hiểm thực sự của thị trường là bất kỳ giao dịch nào cũng có thể bị thua. Điều quan trọng cần nhớ ở đây là: giao dịch là một trò chơi của xác suất trong lâu dài, nếu bạn có một tín hiệu giao dịch với xác suất cao, bạn cuối cùng sẽ kiếm được tiền trong dài hạn với sự kỷ luật cao. Nhưng, ngay cả khi tín hiệu của bạn chiến thắng 70% theo thời gian đi nữa, bạn vẫn có thể bị thua đến 30 giao dịch liên tiếp trong số 100 đó mà …. Vì vậy hãy giữ thực tế này trong đầu và luôn luôn nhớ rằng: bạn không bao giờ biết được giao dịch nào thua và giao dịch nào sẽ thắng.
Làm thế nào để có được và duy trì một tư duy giao dịch hiệu quả
Một tư duy giao dịch hiệu quả là kết quả của việc thực hiện rất nhiều điều đúng đắn, và nó đòi hỏi sự nỗ lực nghiêm túc của trader. Nó không quá khó khăn để đạt được, nhưng nếu bạn muốn phát triển một tư duy giao dịch hiệu quả, bạn phải chấp nhận những thực tế nhất định và sau đó giao dịch trên thị trường với các thực tế này …
Bạn cần phải biết chiến lược giao dịch của bạn là gì và phải nắm vững nó. Bạn phải trở thành một tay “bắn tỉa” trên thị trường thay vì một “kẻ bắn súng máy”, nó liên quan đến hiểu biết chiến lược giao dịch của bạn từ trong ra ngoài trước khi giao dịch số tiền “mồ hôi nước mắt” của mình.
Bạn cần phải luôn quản lý rủi ro đúng cách. Nếu bạn không kiểm soát rủi ro của mình trên MỌI giao dịch, bạn đang để cho cảm xúc nắm lấy tâm trí mình, và tôi có thể hứa với bạn rằng một khi bạn đã trượt theo con dốc cảm xúc đó thì rất khó để ngừng lại. Bạn nên nghĩ là sẽ mất tiền trên bất kỳ giao dịch nào, như vậy bạn luôn nhận thức được khả năng rất thực tế của nó khi nó thực sự xảy ra.
Bạn không nên giao dịch quá nhiều. Hầu hết các trader giao dịch rất nhiều. Bạn cần phải nắm chắc chiến lược giao dịch của mình 100% và sau đó chỉ giao dịch khi nó xuất hiện. Một khi bạn bắt đầu giao dịch chỉ vì “cảm thấy thích” hay bởi vì bạn “hình như” đang thấy tín hiệu đó… thì bạn đang khởi động cho tàu lượn của giao dịch cảm xúc, và nó có thể rất khó để dừng lại.
Bạn cần phải trở thành một trader có tổ chức. Nếu có cái gì gọi là “chất keo” để liên kết tất cả các điểm tôi đã thảo luận trong phần này với nhau, thì đó là trở thành một trader có tổ chức. Nghĩa là có một kế hoạch giao dịch, nhật ký giao dịch và thực sự áp dụng cả hai một cách nhất quán. Bạn cần phải suy nghĩ về giao dịch ngoại hối như việc kinh doanh thay vì như một chuyến đi đến sòng bạc. Giữ bình tĩnh và tính toán tất cả các trường hợp xảy ra trên thị trường và bạn sẽ không gặp vấn đề về tâm lý nữa.
Khóa Học Đầu Tư Forex
Phần 1: Giới thiệu về thị trường Forex
Phần 2: Thuật ngữ giao dịch Forex
Phần 3: Hướng dẫn mở tài khoản giao dịch Forex
Phần 4: Hướng dẫn sử dụng phần mềm giao dịch MT4
Phần 5: Giới thiệu về biểu đồ Forex
Phần 6: Mua và bán? Các loại đặt lệnh và tính toán lợi nhuận, thua lỗ
Phần 7: Phân tích cơ bản
Phần 8: Phân tích kỹ thuật
Phần 9: Phân tích Price Action
Phần 10: Giao dịch Forex chuyên nghiệp
Phần 11: Chiến lược giao dịch Forex
Phần 12: Lỗi và bẫy giao dịch Forex phổ biến
Phần 13: Cách lập kế hoạch giao dịch Forex
Phần 14: Tâm lý của giao dịch Forex
Nội dung tham khảo
Mô hình nến Nhật là gì? Tại sao nên sử dụng biểu đồ nến Nhật?
Top sàn forex uy tín và tốt nhất hiện nay
Hãy chia sẻ khóa học này với những trader khác, nhấp vào nút Share bên dưới
luyện được cái tâm rất khó