Spread trong Forex là gì?
Nếu bạn từng giao dịch forex hai khái niệm tiền tệ Bid và Ask chắc hẳn sẽ không còn xa lạ gì với bạn.
Nếu “Bid” hay giá thầu hay giá mua là giá bạn dùng để bán các đồng tiền cơ bản, thì “Ask” là giá bán là giá mà thị trường muốn bán ra hay là giá bạn mua vào. Và phần chênh lệch giữa “Bid” và “Ask” được gọi là Spread.
Spread đối với những sàn giao dịch không áp dụng phí Commission (phí hoa hồng) chính là khoản phí do sàn thu để kiếm tiền. Đồng nghĩa, thay vì tính 1 khoản phí riêng trong mỗi giao dịch, Spread sẽ được tính ngay vào giá Bid và Ask trong các cặp tiền bạn giao dịch.
Chính vì thế, khi 1 sàn nào đó tuyên bố không có phí hoa hồng, hay phí hoa hồng bằng không thì bạn chớ vội mừng, bởi bạn vẫn phải trả phí cho sàn thông qua Spread chứ không hề được miễn phí như những gì sàn quảng cáo!
Vậy spread trong giao dịch forex được tính như thế nào?
Spread thường được tính bằng đơn vị Pip – đơn vị nhỏ nhất dùng để đo biến động giá của các cặp tiền tệ.
Với hầu hết các cặp tiền tệ, một pip bằng 0,0001. Ví dụ nếu cặp EUR / USD có giá Bid và Ask là 1.1051 / 1.1053, đồng nghĩa chúng có mức chênh lệch là 2 pips.
Với các cặp tiền tệ liên quan đến đồng yên Nhật (JPY) thông thường sẽ chỉ có 2 chữ số thập phân trừ trường hợp có thêm số thập phân thì sẽ thành 3, như cặp USD / JPY chẳng hạn có giá Bid và Ask là 110,00 / 110,04 đồng nghĩa sẽ có mức spread là 4 pips.
Nếu để ý, bạn sẽ thấy spread trong mỗi sàn đều không giống nhau, nó phụ thuộc chủ yếu vào quy định của mỗi sàn. Vậy, trong forex sẽ có những dạng spread nào?
Về cơ bản, spread có hai dạng chính là: Spread cố định và spread thả nổi.
Nếu Spread cố định thường được cung cấp bởi các Dealing Desk hay còn gọi Market Maker nhà cái, thì spread thả nổi sẽ được cung cấp bởi các sàn dạng STP và ECN hay No Dealing Desk.
Tham khảo:
Spread cố định là gì?
Spread cố định luôn được giữ nguyên cho dù điều kiện thị trường có xảy ra như thế nào đi chăng nữa thì spread không bị ảnh hưởng. Nó vẫn luôn được giữ như cũ.
Nhà cái thường sẽ mua các vị thế lớn từ các nhà cung cấp thanh khoản (liquidity provider) sao đó sẽ cung cấp những vị thế này với khối lượng nhỏ hơn cho các Trader. Như vậy, sàn sẽ trở thành đối tác của chính những khách hàng hay chúng ta còn gọi là các trader.
Điều này sẽ cho phép sàn có thể kiểm soát được giá họ cung cấp nên sẽ đưa ra cho khách hàng được mức spread cố định.
Lợi thế khi giao dịch với spread cố định
Spread cố định không cần quá nhiều vốn vì giá chênh lệch gần như không bao giờ thay đổi, nên rất thích hợp với những trader mới bước chân vào nghề hoặc có số vốn nhỏ. Ngoài ra giao dịch với spread cố định cũng làm cho việc tính toán chi phí dễ dàng hơn. Bạn gần như chắc chắn tính được lãi hoặc lỗ ngay khi thực hiện lệnh giao dịch.
Nhược điểm khi giao dịch với spread cố định
Thị trường forex luôn biến động và giá cả thay đổi từng giây từng phút, nhưng do spread cố định nên sàn sẽ không thể nào nới spread ra được. Vì thế, khi thị trường biến động lệnh của bạn rất dễ bị “requote” lệnh (báo giá lại), nên nếu muốn giao dịch bạn sẽ phải chấp nhận mức giá mới. Điều này sẽ gây bất lợi có thể khiến bạn bị thua lỗ hoặc không thể chốt lời theo giá bạn mong muốn.
Spread thả nổi là gì?
Như tên gọi spread thả nổi sẽ không do sàn kiểm soát mà chúng luôn được thay đổi thường được cung cấp bởi các sàn ECN, STP hay còn gọi là Non-dealing desk. Sở dĩ như vậy là bởi sàn sẽ nhận tỷ giá của cặp tiền hiện tại từ chính các nhà cung cấp thanh khoản, và thông báo giá này cho các trader mà không hề có bất cứ sự can thiệp nào. Như vậy, sàn sẽ không kiểm soát spread, toàn bộ mức giá chênh lệch hay biến động đều phụ thuộc vào sự biến động chung của thị trường.
Cần lưu ý spread thả nổi này thường sẽ biến động mạnh vào những hôm có tin tức quan trọng. Ví dụ bình thường để mua cặp EURUSD mức spread sẽ chỉ là 2 pips, nhưng nếu ngày bạn mua lại chính là ngày Hoa Kỳ phát hành báo cáo thất nghiệp thì mức chênh lệch có thể tăng lên thành 20 pips! Hoặc spread cũng có thể tăng khi tổng thống Trump “vui tay” Tweet về đồng đô la Mỹ.
Lợi thế khi các giao dịch có spread thả nổi
Lệnh của bạn sẽ không bao giờ bị Requote! Tất nhiên dù không bị requote lệnh nhưng không có nghĩa là bạn sẽ thoát khỏi tình trạng trượt giá đặc biệt khi tin ra. Spread thả nổi cũng cung cấp giá cả minh bạch hơn. Đặc biệt bạn có quyền xem xét giá từ nhiều nhà cung cấp thanh khoản nên sẽ có mức giá tốt hơn.
Nhược điểm khi các giao dịch có spread thả nổi
Spread thả nổi không phải là hình thức lý tưởng cho những nhà giao dịch thích Trade dạng lướt sóng (Scalper). Với mức spread thay đổi mở rộng liên tục có thể khiến họ bị thâm hụt lợi nhuận một cách nhanh chóng. Không những vậy, đây cũng không phải là hình thức tuyệt vời cho những ai hay “đánh” theo tin.
Vậy spread cố định và spread thả nổi cái nào tốt hơn?
Tất cả đều phụ thuộc vào nhu cầu giao dịch của chính bạn.
Có những nhà giao dịch thích spread cố định vì họ dễ dàng tính được lợi nhuận, đặc biệt là khi trade lướt sóng, dễ thu lợi nhuận hơn so với spread thả nổi. Nói chung, spread cố định phù hợp với các trader nhỏ, lẻ và ít giao dịch sẽ dễ hưởng lợi từ spread cố định hơn so với những trader chuyên nghiệp.
Trong khi đó, với trader (nhà giao dịch) các tài khoản lớn đặc biệt sẽ thích giao dịch với spread thả nổi vì lệnh của họ không bị requote.
Làm cách nào để tính spread so với chi phí thực tế?
Nó rất dễ tính bạn chỉ cần ghi nhớ hai điều sau:
Giá trên mỗi pip
Số lượng Lot bạn giao dịch
Để đơn giản hãy cùng xem ví dụ sau:
Nhìn hình ở trên, bạn có thể mua EURUSD với giá 1.36640 và bán EURUSD với giá 1.35626.
Điều này có nghĩa là nếu bạn đã mua EURUSD và sau đó đóng lệnh ngay lập tức, bạn sẽ mất 1,4 pips. Để tính tổng bạn chỉ cần nhân số pip với số lot bạn giao dịch. Nếu bạn giao dịch khoảng 1 lot thì chi phí giao dịch bạn cần để mở lệnh tương ứng là 1,4 USD.
Tương tự nếu bạn giao dịch 5 lot thì chi phí giao dịch của bạn sẽ là 7 USD.
Bài viết được dịch bởi kienthucfx.com từ nguồn babypips.com
Tham khảo:
Anh ơi sàn nào là uy tín nhất hiện tại ạ
Em vào đây tham khảo nhé
https://kienthuctrade.com/top-san-forex/