Kháng cự và hỗ trợ là 2 thuật ngữ quan trọng trong thị trường forex. Vậy nên trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn một công cụ tiềm năng để xác định các vùng hỗ trợ và kháng cự, đó chính là điểm xoay pivot. Vậy cụ thể, Pivot point là gì? Tại sao điểm pivot lại được nhiều Trader sử dụng? Phương pháp giao dịch với pivot point như thế nào để đạt hiệu quả? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!
Điểm xoay Pivot Point là gì?
Pivot Point (Điểm Pivot hay Điểm xoay) là một phương pháp sử dụng để xác định các mức hỗ trợ, mức kháng cự.
Điểm xoay Pivot là một công cụ hữu dụng được tính dựa trên các mức giá cao nhất, giá thấp nhất, giá đóng cửa của phiên liền kề trước đó để tạo nên các mức kháng cự và hỗ trợ của phiên hiện tại.
Pivot Point của ngày (hay còn gọi là Daily Pivot) được sử dụng để tạo nên trạng thái lướt sóng ngắn hạn hay dài hạn tùy theo độ mạnh của các mức hỗ trợ và kháng cự do phương pháp Pivot Point tìm ra.
Các điểm Pivot của các khung thời gian dài hạn hơn cung cấp cho chúng ta các mức kháng cự và hỗ trợ chính cho các trạng thái lệnh dài hạn.
Công thức tính Pivot Point tiêu chuẩn
Trước khi tìm hiểu cách tính Pivot Point, bạn cần hiểu ý nghĩa của những từ viết tắt:
- PP là viết tắt của Pivot Point.
- S là viết tắt của Support – Hỗ trợ. (S1, S2, S3)
- R là viết tắt của Resistance – Kháng cự. (R1, R2, R3)
- High: Giá cao nhất của khoảng thời gian cần được tính toán trước đó.
- Low: Giá thấp nhất của khoảng thời gian cần được tính toán trước đó.
- Close: Giá đóng cửa của khoảng thời gian cần được tính toán trước đó.
Công thức tính Pivot Points rất đơn giản PP được tính bằng cách lấy trung bình cộng của High – Low – Close:
Pivot Point = (High + Low + Close)/3
Lấy ví dụ như hình trên, nó sẽ cho ra đường màu đỏ PP. Như vậy:
- Nếu giá đóng cửa nằm nghiêng về phần trên của cây nến thì Pivot Point cũng sẽ nằm nghiêng về phần trên cây nến.
- Nếu giá đóng cửa nằm giữa giá cao nhất và thấp nhất thì Pivot Point sẽ trùng với giá đóng cửa và nằm chính giữa cây nến (bao gồm cả phần thân nến và bóng nến).
- Nếu giá đóng cửa nằm nghiêng về phần dưới cây nến thì Pivot Point cũng sẽ nằm nghiêng về phần dưới cây nến.
Công thức tính ba mức Kháng cự – Resistance (R1, R2, R3) của Pivot Points
- First resistance (R1) = (2 x PP) – Low
- Second resistance (R2) = PP + (High – Low)
- Third resistance (R3) = High + 2(PP – Low)
Công thức tính ba mức Hỗ trợ – Support (S1, S2, S3) của Pivot Points
- First support (S1) = (2 x PP) – High
- Second support (S2) = PP – (High – Low)
- Third support (S3) = Low – 2(High – PP)
Hỗ trợ và kháng cự bằng Pivot Point
Hiện nay trong nhiều tài liệu hướng dẫn giao dịch bằng Pivot Point đưa ra rất nhiều các mức hỗ trợ và kháng cự như S1, S2, S3 và R1, R2, R3. Tuy nhiên bạn không cần quan tâm đến các mức đó và cũng không nên sử dụng các mức đó. Vì Pivot Point là chiến thuật giao dịch mang nặng tính cảm tính. Các mức hỗ trợ và kháng cự càng xa nó sẽ càng trở lên mơ hồ và thiếu chính xác hơn. Vì vậy bạn chỉ cần lấy các mức R1 và S1 để giao dịch sẽ hiệu quả hơn.
Đối với những nhà giao dịch theo trường phái phá vỡ, họ sẽ xem Pivot Point là những vùng chính cần phá vỡ trước khi giá đi mạnh, tức là họ sẽ chờ giá phá vỡ các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự đó, và sau đó giao dịch theo hướng phá vỡ đó.
Lấy ví dụ như hình trên ta có các đường hỗ trợ và và kháng cự như sau:
- Đường màu xanh là đường Pivot Point.
- Đường màu xanh trên là đường kháng cự, cũng có 3 mức kháng cự: Resistance 1 – kháng cự 1, tương tự cho kháng cự 2 và kháng cự 3.
- Đường màu đỏ là hỗ trợ, có 3 mức hỗ trợ: Support 1 – hỗ trợ 1, tương tự cho hỗ trợ 2 và hỗ trợ 3.
Hướng dẫn cài đặt Pivot Point trên MT4
Pivot point là chỉ báo được không được cài đặt mặc định trên nền tảng MT4. Do đó để mở được PP, đầu tiên các bạn cần tải Pivot point miễn phí trên hệ điều hành Google, Cốc Cốc,…
Sau khi đã tải PP về máy, các bạn giải nén tập tin và thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Mở MT4, chọn File => Open Data Folder => MQL4 => Indicators.
Bước 2: Sao chép file Pivot point vừa tải về vào mục Indicator vừa mở.
Bước 3: Chọn View => Navigator => tìm chỉ báo để kích hoạt.
Bước 4: Xác định vị trí chỉ báo Pivot Point vừa kích hoạt rồi nhấn đúp chuột vào tên chỉ báo. Sau đó chọn OK để tải chỉ báo PP lên đồ thị trên MT4.
Đến đây các bạn đã hoàn thành việc download và cài đặt điểm Pivot trên MT4. Tiếp theo các bạn chỉ cần theo dõi các đường chỉ báo và xác định các tín hiệu đóng mở lệnh phù hợp.
Hướng dẫn cách giao dịch với điểm xoay Pivot
Về bản chất, điểm xoay Pivot sẽ lấy điểm trục chính PP hay Pivot Point làm công dân gương mẫu, theo đó nếu giá nằm trên điểm xoay PP được xem là 1 thị trường tăng giá. Như vậy công thức cơ bản nhất của điểm xoay Pivot trong giao dịch đó chính là:
- Thực hiện 1 lệnh BUY nếu giá tiến lên vùng S1, S2 hoặc S3
- Thực hiện lệnh SELL nếu giá tiến xuống vùng R1, R2 hoặc R3
Tuy nhiên, mình vẫn luôn cho rằng cách kết hợp này thực sự không hoàn toàn tốt, thay vào đó bạn có thể kết hợp Pivot Point với 1 số phương pháp sau.
Kết hợp Pivot Point với các mô hình nến đảo chiều
Cách này không chỉ đơn giản mà có thể xem như là hiệu quả nhất, bởi vì với những dạng cản động như EMA giá gần như sẽ dịch chuyển các đường này. Trong khi đó với điểm xoay Pivot, các mức S hay R được tạo ra sẽ bất biến trên mọi khung thời gian, nên nếu tại chính những khu vực này xuất hiện các mô hình nến đảo chiều lại trùng khớp với các R hoặc S thì đây là cơ hội tốt để vào lệnh.
Kết hợp Pivot Point cùng MACD
Từ công thức của Pivot Point có thể thấy điểm xoay Pivot được xây dựng dựa trên công thức trung bình giá để tìm kiếm lực cung cầu với 3 điểm chính gồm giá cao, giá thấp và giá đóng cửa. Từ đó, sẽ tạo ra các vùng mà khoảng cách giữa các vùng này chính là dùng để thể hiện sức mạnh của giá. Vì thế, khi kết hợp với 1 số chỉ báo động lượng như MACD chẳng hạn sẽ giúp cho trader xác định được 2 mục tiêu chính:
- Lực mua bán giữa 2 phe
- Điểm đảo chiều xu hướng
Điều này nghĩa là tìm kiếm sự đồng thuận của Pivot Point cùng với phân kỳ hoặc hội tụ của MACD hoặc khi giá bật lên chính các các vùng R hoặc S thì tại MACD chỉ báo hiển thị cho thấy đường MACD line cắt Signal Line.
Một số lưu ý khi sử dụng Pivot point
Pivot Point tuy xác định được mức kháng cự và hỗ trợ rất hiệu quả. Tuy nhiên, công cụ này cũng tồn tại rất nhiều rủi ro. Vì vậy, khi sử dụng nhà đầu tư cần nhớ những lưu ý như sau:
- Bất kể bạn đang giao dịch theo phương pháp nào, để tăng cao tỷ lệ thành công, các nhà đầu tư nên kết hợp sử dụng Pivot point với các chỉ báo khác như chỉ báo RSI, volume, đường MACD,…
- Điểm xoay Pivot được đánh giá là hiệu quả hơn so với các chỉ báo khác trong việc theo dõi các mức giá xung quanh giá giao dịch nhằm giảm thiểu tối đa độ trễ của giá.
- Thực chất, 7 đường cấu tạo nên Pivot point có vai trò giống như các vùng kháng cự và hỗ trợ.
- Ngược lại với đường xu hướng (trendline), các mức điểm Pivot luôn giống nhau ở mọi khung thời gian trong một ngày, vì chỉ có 1 công thức tính toán chung. Tuy nhiên, những điểm Pivot này sẽ thay đổi khi sang ngày tiếp theo và nó luôn biến đổi theo từng ngày.
Kết luận
Hy vọng thông qua bài viết trên các bạn đã hiểu rõ Pivot Point là gì cũng như phương pháp giao dịch với Pivot trong giao dịch forex sao cho hiệu quả. Lưu ý, các bạn nên sử dụng kết hợp với một số công cụ phân tích kỹ thuật khác để tăng xác suất chính xác cho quyết định đóng mở lệnh của mình.
Nếu là trader ít kinh nghiệm, tốt nhất bạn đừng nên giao dịch quá nhiều mà hãy tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi muốn sử dụng một công cụ hay chỉ báo nào đó.
Tham khảo: