Khi các nhà đầu tư bắt đầu giao dịch trong thị trường, đặc biệt là thị trường forex, thì việc dùng các mô hình nến Nhật chắc chắn phải là một việc làm hết sức quan trọng và được các Trader nắm vững.
Vậy mô hình nến Nhật là gì? Nó có những ích lợi như thế nào? Cùng điểm qua tất tần tật các khái niệm đơn giản của mô hình nến Nhật nhé.
Thời điểm ra đời mô hình nến Nhật
Mô hình nến Nhật được hình thành những năm 1600 (18th) bởi thương gia người Nhật là Munehisa Homma dùng nó để phân tích giá gạo, dự đoán giá gạo trong tương lai.
Tuy nhiên, Steve Nison là được xem là người có công lớn nhất trong việc phổ biến đồ thị nến, đồng thời cũng được xem là bậc thầy trong việc sử dụng kỹ thuật này.
Ông đã nghiên cứu, phát triển thêm và viết sách về kỹ thuật này và phổ biến nó ở Phương Tây. Kỹ thuật này trở nên đại chúng vào khoảng những năm 90 của thế kỉ 20.
Do đó, đồ thị hình nến Nhật (candlestick chart) đã được giới thiệu đến giới đầu tư phương Tây vào thập niên cuối cùng của thế kỷ 20, và sau đó gần như ngay lập tức nó được ưa chuộng và đã trở thành một công cụ không thể thiếu của bất kỳ nhà đầu tư nào, từ không chuyên đến chuyên nghiệp nào ngày nay.
- Hướng dẫn cách chơi forex từ A đến Z cho người mới
- Hướng dẫn mở tài khoản forex
- Danh sách các sàn forex uy tín nhất
Khái niệm và cấu tạo mô hình nến Nhật
Như hình trên ta có thể thấy hai dạng cơ bản của nến Nhật đó là nến tăng (màu xanh) và nến giảm (màu đỏ). Một số trader cài đặt nến tăng là màu trắng, nến giảm là màu đen. Bạn có thể thay đổi thành màu mà bạn thích nhưng nó phải thể hiện rõ giá lúc đó đăng tăng hay đang giảm.
Mô hình nến Nhật hay biểu đồ nến Nhật được sử dụng trên mọi khung thời gian, có thể là 1 tháng, 1 tuần, hoặc trong 1 ngày Daily, cũng có thể là 1 giờ, 30 phút, hoặc thậm chí có thể ở những khung thời gian nhỏ hơn như 15 phút hay 5 phút, 1 phút nếu bạn muốn, miễn đó là khung thời gian bạn thích và bạn muốn giao dịch ở khung thời gian đó.
Ý nghĩa của các mô hình nến là mô tả hành động của giá đối với hàng hóa, hoặc mô tả sự biến động của tỷ giá đối với các cặp ngoại tệ trong khung thời gian mà các bạn đã chọn.
Với mỗi nến tăng hay nến giảm bất kỳ, đều có những khái niệm hết sức giống nhau bao gồm các thuật ngữ sau:
- Giá mở cửa (Open): giá bắt đầu cho một phiên giao dịch của nến đó trong khung thời gian nhất định.
- Giá đóng của (Close): giá kết thúc của phiên giao dịch đó trong khung thời gian nhất định.
- Giá cao nhất (High): giá đạt được tại điểm cao nhất của phiên giao dịch đó trong khung thời gian nhất định.
- Giá thấp nhất (Low): giá đạt được tại điểm thấp nhất của phiên giao dịch đó trong khung thời gian nhất định.
Sau đây, ta sẽ đi vào chi tiết cho nến tăng và nến giảm, hai đại diện của mô hình nến Nhật hết sức cơ bản:
Nến tăng (bullish candlesticks)
Với nến tăng được dùng với phong cách truyền thống sẽ là nến có màu trắng, đối với phong cách hiện đại sẽ có màu xanh, với các thông số sau:
- Giá đóng cửa nằm trên giá mở cửa của thị trường.
- Thân màu trắng hoặc thân màu xanh ở hình trên được gọi là phần thân nến (body).
- Phần nằm ngoài thân ở phía trên và phía dưới thì gọi là bóng nến.
- Trên đỉnh của bóng nến trên là giá cao nhất (High).
- Dưới đáy của bóng nến dưới là giá thấp nhất (Low).
Nến giảm (bearish candlesticks)
Cũng tương tự như với nến tăng, nến giảm được dùng với phong cách truyền thống sẽ là nến có màu đen, đối với phong cách hiện đại sẽ có màu đỏ, với các thông số sau:
- Giá đóng cửa nằm dưới giá mở cửa của thị trường.
- Thân màu đen hoặc thân màu đỏ ở hình trên được gọi là phần thân nến (body).
- Phần nằm ngoài thân ở phía trên và phía dưới thì gọi là bóng nến.
- Trên đỉnh của bóng nến trên là giá cao nhất (High).
- Dưới đáy của bóng nến dưới là giá thấp nhất (Low).
Ý nghĩa của thân nến và bóng nến
Thân nến
Trong mô hình nến Nhật, chúng ta sẽ thấy nhiều dạng biểu đồ nến có nhiều cỡ thân khác nhau. Khi thấy thân nến dài thì nến đó thể hiện lực mua hoặc bán mạnh. Thân càng dài thì cường độ lực mua và bán càng cao.
Nó giống như trên chiến trường vậy, có 2 phe đang đấu nhau là phe mua và phe bán. Điều này có nghĩa là phe mua hoặc phe bán đang kiểm soát thị trường vào thời điểm đó. Nếu phe mua thắng thế, chiếm quyền kiểm soát, nến sẽ tăng và ngược lại, nếu phe bán chiếm ưu thế, nến sẽ giảm.
Nến càng dài thì lực của 2 phe càng mạnh, trong khí đó, nếu thân nến ngắn thể hiện lực mua hoặc bán yếu đi.
Bóng nến
Bóng nến có 2 loại, là bóng nến trên và bóng nến dưới của cây nến. Đây đều là những dữ kiện thể hiện những dấu hiệu quan trọng về phiên giao dịch mà các nhà đầu tư cần phải nắm.
Bóng nến phía trên thể hiện giá cao trong phiên, và đỉnh của bóng nến trên chính là giá cao nhất trong phiên giao dịch đó.
Trong khi bóng nến dưới thể hiện giá thấp trong phiên giao dịch, và đáy của bóng nến dưới chính là giá thấp nhất của sản phẩm đạt được trong phiên giao dịch.
Khi giá vượt ra xa khỏi vùng giá mở cửa và đóng cửa, cây nến đó sẽ hiển thị với bóng nến dài cho thấy phiên giao dịch biến động nhiều
Và khi gặp một cây nến có bóng nến trên dài và bóng nến dưới ngắn, khi đó nó thể hiện phe mua đã cố gắng đẩy giá lên cao, nhưng vì lí do nào đó, phe bán đã nhảy vào và đẩy giá giảm trở lại, khiến cho giá đóng cửa gần với giá mở cửa.
Và ngược lại, nếu một cây nến có bóng nến dưới dài và bóng nến trên ngắn thì khi đó nó thể hiện phe bán kiểm soát thị trường và bán khống nhằm mục địch đẩy giá giảm xuống nhưng cũng vì lý do nào đó, mà phe mua đã nhảy vào và đẩy giá lên trở lại, khiến cho giá đóng cửa gần với giá mở cửa.
Tại sao nên dùng mô hình nến Nhật?
Tùy theo sở thích và phong cách của mỗi nhà giao dịch mà họ có thể chọn có mình cách nhìn biểu đồ bằng mô hình nến Nhật hay biểu đồ thanh, hoặc biểu đồ đường.
Tuy nhiên, việc sử dụng mô hình nến Nhật hiện nay đang trở nên phổ biến cũng có lý do của riêng nó.
Chúng ta cũng điểm qua một số lợi ích của việc dùng mô hình nến Nhật như sau:
- Mô hình nến Nhật thể hiện hành động giá:
Việc xem xét các mô hình nến giúp chúng ta có thể nhận diện được xu hướng tiếp diễn hoặc có khả năng báo hiệu tín hiệu đảo chiều sớm hơn so với các công cụ chỉ báo kỹ thuật. Từ đó tăng khả năng mua tại đáy và bán tại đỉnh của một số nhà đầu tư có sở thích theo trường phái này.
- Mô hình nến Nhật trực quan dễ nhìn:
Với việc các mô hình nến đều có màu sắc và độ dài ngắn của thân nến và bóng nến, ta có thể dự đoán khá chính xác lực mua và lực bán của 2 phe này trên thị trường.
Qua đó có thể hình dung ra được một điểm cụ thể nào đó, có thể sử dụng để đưa ra các quyết định giao dịch.
- Mô hình nến Nhật có thể kết hợp với nhiều công cụ chỉ báo kỹ thuật:
Mô hình nến Nhật bản chất đã thể hiện hành động giá của thị trường, đại diện qua hai phe mua bán. Tuy nhiên, với những nhà đầu tư dày dạn kinh nghiệm và đặc biệt là các nhà đầu tư mới có thể sử dụng thêm các công cụ chỉ báo kỹ thuật để có thể gia tăng cơ hội giao dịch, làm tăng xác suất dự đoán của mình về thị trường theo trường phái họ mong muốn.
Rõ ràng mô hình nến Nhật rất lợi hại và linh động trong thể hiện hành động giá, nhưng đó vẫn là chưa đủ để chúng ta tìm kiếm lợi nhuận từ thị trường mà không cần học thêm những kỹ năng phân tích khác.
Tham khảo:
Chân thành cảm ơn bạn. Chúc bạn sức khỏe, thành công.