MACD là gì là khái niệm mà bất kỳ một Trader nào cũng phải nắm được khi muốn tham gia vào thị trường forex. Bởi đây là một trong những chỉ báo quan trọng, giúp các nhà đầu tư thấy được biến động của thị trường, từ đó đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt. Vậy bạn đã hiểu rõ chỉ báo MACD là gì? Cách cài đặt và sử dụng đường MACD như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Chỉ báo MACD là gì?
MACD là một chỉ báo trễ (lagging indicator) được sử dụng phổ biến trong phân tích kỹ thuật, phát triển bởi Gerald Appel vào năm 1979.
Gerald Appel là một nhà quản lý tài sản chuyên nghiệp. Ông đã trở thành nhà quản lý tài sản chuyên nghiệp trong hơn 35 năm.
Ngoài việc là một cố vấn đầu tư chuyên nghiệp, ông còn là tác giả hoặc đồng tác giả của hơn 15 cuốn sách, cũng như nhiều bài báo, liên quan đến chiến lược đầu tư. Ông là một chuyên gia được công nhận trong lĩnh vực phân tích thị trường kỹ thuật.
Chỉ báo MACD là viết tắt của Moving Average Convergence Divergence (Đường trung bình động hội tụ phân kỳ).
MACD được thiết kế để tiết lộ những thay đổi về sức mạnh, hướng, động lượng và thời gian của một xu hướng.
Các thành phần của chỉ báo MACD
Chỉ báo MACD có cấu tạo khá phức tạp gồm 4 phần khác nhau. Mỗi một phần trong chỉ báo đều mang đặc điểm và ý nghĩa riêng, cụ thể như sau:
- Đường MACD: Đóng vai trò xác định xu hướng giá của thị trường tăng hay giảm. Đây là kết quả hiệu số của hai đường trung bình hàm mũ (đường EMA)
- Đường tín hiệu: Là EMA của MACD. Khi kết hợp hai đường này sẽ tạo ra các tín hiệu đảo chiều tiềm năng, giúp các nhà đầu tư vào ra thị trường.
- Biểu đồ histogram: Thể hiện sự hội tụ và phân kỳ, đây là sự chênh lệch của MACD và đường tín hiệu
- Đường Zero đóng vai trò là đường tham chiếu để đánh giá độ mạnh của một xu hướng.
Cách tính đường MACD
Đường MACD được tính:
Đường MACD = EMA (12) – EMA (26)
Trong đó:
- EMA (12), EMA (26) là đường trung bình động tính theo lũy thừa tương ứng 12 ngày và 26 ngày.
- Đường EMA(9): Gọi là đường tín hiệu của MACD (Signal Line)
- Đường biểu đồ MACD: là đường MACD
Cách cài đặt đường MACD trên MT4
Để cài đặt đường MACD trên MT4 các bạn chỉ cần làm theo các bước hướng dẫn sau:
Bước 1: Mở ứng dụng MT4, tại mục Navigator bạn chọn Indicators > Oscillators. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhấp vào mục Insert > Indicators > Oscillators để thêm chỉ báo MACD.
Bước 2: Điền các thông số EMA, SMA vào các ô tương ứng sau đó nhấp OK để hoàn thành.
Cách sử dụng MACD hiệu quả
MACD được xem là công cụ chỉ báo rất khó sử dụng, nhưng nếu nắm được bản chất và cách thức hoạt động sẽ mang lại hiệu quả đầu tư cao. Cụ thể các trader có thể tham khảo cách sử dụng đường MACD theo các cách sau đây để đạt hiệu quả tốt nhất:
Giao dịch khi MACD và đường Signal cắt nhau
Nếu đường MACD giao cắt đường tín hiệu và hướng từ dưới lên trên đường Zero, đây là biểu hiện xu hướng thị trường đang tăng giá nên các nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua.
Ngược lại, đường MACD giao cắt đường tín hiệu và hướng từ trên xuống dưới đường Zero, đây là biểu hiện xu hướng thị trường đang giảm giá nên các nhà đầu tư có thể đặt lệnh bán.
Vào lệnh khi Histogram chuyển từ + sang – và ngược lại
- Khi Histogram chuyển từ + sang – tức là thị trường đang trong xu hướng giảm giá nên đặt lệnh sell.
- Khi Histogram chuyển từ – sang + tức là thị trường đang trong xu hướng tăng giá nên đặt lệnh buy.
Vào lệnh khi MACD chuyển từ – sang + và ngược lại
- Khi MACD chuyển từ – sang +, hoặc khi đường MACD cắt đường zero theo hướng từ dưới lên là dấu hiệu thị trường tăng nên đặt lệnh buy.
- Khi MACD chuyển từ + sang – , hoặc khi đường MACD cắt đường zero từ trên xuống, đây chứng tỏ giá thị trường đang giảm nên đặt lệnh sell.
Sử dụng MACD trên hai khung thời gian
Giả sử bạn đang giao dịch trên khung thời gian H4, bạn cần phải xác định thêm 1 khung thời gian lớn hơn đồng thời xác định xu hướng của khung thời gian đó, tạm gọi là khung D1.
Bước 1: Xác định xu hướng của khung D1
Trong trường hợp đường MACD cắt đường Signal thì xu hướng của khung D1 là xu hướng lên, bạn tìm điểm BUY trên khung H4.
Nếu đường MACD cắt đường Signal hướng xuống dưới thì xu hướng của khung D1 là xu hướng xuống, nhà đầu tư cần tìm điểm SELL trên khung H4.
Bước 2: Tìm điểm vào lệnh trên khung H4
Để tìm điểm SELL, nhà đầu tư chờ cho đến khi đường MACD cắt xuống Signal trên khung H4.
Để tìm điểm BUY, bạn chờ đúng thời điểm đường MACD cắt lên Signal trên khung H4.
Giao dịch khi MACD tạo phân kỳ, hội tụ
Với trường hợp này bạn sẽ vào lệnh khi tổng hợp đầy đủ cả 3 yếu tố bao gồm:
- Tại khung lớn bạn xác định được xu hướng giá đang tăng hay giảm
- Tại khung nhỏ giá đang tạo ra phân kỳ hoặc hội rụ.
- Các đường Histogram bắt đầu dịch chuyển từ + sang – và ngược lại.
Để hiểu rõ hơn các bạn có thể tham khảo thông qua ví dụ sau:
Trên hình ta thấy giá tại khung lớn đang có xu hướng tăng. Tuy nhiên, nó lại không thể tạo đỉnh. Nếu muốn xác định điểm vào lệnh thì cần dựa vào khung nhỏ hơn như H4.
Tại khung H4 phân kỳ đã được tạo ra và ngay tính tại điểm phân kỳ này đường Histogram đã đổi từ + sang âm báo hiệu giá sẽ giảm sâu. Đây là cơ hội lý tưởng để đặt lệnh buy.
Kết hợp chỉ báo MACD cùng với mô hình nến đảo chiều
Đây có lẽ là cách đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao nhất với MACD. Chính là kết hợp theo dạng kép, phân kỳ và hội tụ, cho thấy 1 trong 2 phe có thể không còn mặn mà muốn đẩy giá lên cao hoặc xuống thấp nữa.
Đồng thời ngay tại thời điểm này xuất hiện các cây nến báo hiệu đảo chiều, chắc chắn là cơ hội tốt để vào lệnh.
Đây là ví dụ rõ nét nhất về việc áp dụng phân kỳ hoặc hội tụ để tìm điểm vào lệnh. Các bạn thấy EU đã có 1 đà tăng rất dài, liên tiếp tạo ra các đáy cao hơn và các đỉnh cao hơn.
Và nếu quan sát kỹ bạn sẽ thấy rằng, sau khi phe mua cố gắng đẩy giá lên để tạo đỉnh cao hơn, nhưng lại bị phe bán áp đảo khiên cho cuộc chiến giữa 2 phe gần ngang sức nhau, nên đã hình thành 1 cây nến đảo chiều Doji.
Kết hợp với đó chính là ngay tại khung nến ngày, MACD hình thành phân kỳ, điều này cho thấy phe mua có vẻ như đã kiệt sức, không muốn đẩy giá lên cao.
Như vậy, sẽ có 3 yếu tố cho bạn thấy việc đặt 1 lệnh SELL là điều hoàn toàn khả thi:
- Xu hướng tăng kéo dài quá lâu
- 1 cây nên đảo chiều xuất hiện ngay tại đỉnh.
- Phân kỳ diễn ra đồng thời ngay khi nến doji hình thành.
Và nếu bạn vào lệnh SELL cùng cắt lỗ đặt trên cây doji hãy xem điều gì xảy ra:
EU đã giảm khá sâu kể từ khi xuất hiện cây nến doji như vậy nếu các bạn kết hợp cùng lúc nhiều yếu tố lại với nhau, kết quả trả về không chỉ giảm thiểu rủi ro mà còn giúp cho bạn “ăn đậm” nếu bạn đủ sức gồng lời, như tại đây là gần 500 Pip đó các bạn.
Kết hợp MACD cùng các chỉ báo khác như: Stochstactic, RSI…
Đây là cách kết hợp cùng lúc 2 chỉ báo động lượng lại với nhau, không những vậy trong bài viết trước đây về Stochastic chúng tôi đã từng nói rằng Stochastic dùng để so sánh giá đóng cửa của một cổ phiếu với phạm vi giá của nó trong một khoảng thời gian nhất định, trong khi đó MACD lại được hình thành từ hai đường trung bình động để tạo ra phân kỳ và hội tụ, như vậy sẽ giúp trader xác định được đà giá vừa tìm được thời điểm giá đảo chiều có thể diễn ra.
Nhìn vào trên bạn thấy cả 2 chỉ báo đều cung cấp tín hiệu phân kỳ, nên NZDJPY cũng đã giảm mạnh sau tín hiệu kể trên.
Kết luận
Nhìn chung, MACD chính là một chỉ báo hữu ích, giúp các nhà đầu tư nhận biết xu hướng thị trường và đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã hiểu rõ chỉ báo MACD là gì, cách tính MACD, cách cài đặt đường MACA trên MT4 cũng như cách sử dụng chỉ báo này thành công.
Tham khảo: