Ngày nay, phân tích kỹ thuật trở thành một phương pháp phân tích được hầu hết các Trader giao dịch trong các thị trường tài chính tin dùng, đặc biệt là trong các thị trường lớn như forex và chứng khoán. Tuy nhiên, có không ít người lao vào học hết công cụ phân tích này đến chỉ báo kĩ thuật kia mà bỏ qua một nền tảng cực kỳ quan trọng đó chính là Lý thuyết Dow. Vậy lý thuyết Dow là gì? Tại sao chúng lại quan trọng đến như vậy?
Lý thuyết Dow là gì?
Lý thuyết Dow đóng vai trò như kiến thức nền móng trong phân tích kỹ thuật. Nó là nền tảng tiên khởi để hình thành nhiều lý thuyết giao dịch khác trong đầu tài chính, ngoại trừ Ichimoku do người Nhật đề xuất. Nói chung, hầu hết lý thuyết giao dịch hiện nay đều xây dựng theo tiên đề của Dow.
Lý thuyết Dow giúp mọi người có thể giải thích các biến động xảy ra trên thị trường nói chung. Hoặc sự tăng giảm của từng loại hình tài sản giao dịch cụ thể.
Chẳng hạn như với thị trường cổ chứng khoán, diễn biến tăng giảm của một vài nhóm cổ phiếu thường ngược với xu hướng chung. Đối với nhà đầu tư chuyên nghiệp, họ cho rằng sẽ có khoảng ¾ cổ phiếu đi theo xu hướng chính của thị trường.
Đó chỉ là ví dụ giải thích nhỏ theo lý thuyết Dow. Nếu tìm hiểu tường tận tiên đề của Dow còn vô số kiến thức nền tảng quan trọng phục xây dựng hệ thống lý thuyết phân tích kỹ thuật.
Lịch sử hình thành Lý thuyết Dow
Charles. H. Dow, một trong những đồng sáng lập của tờ nhật báo nổi tiếng thế giới The Wall Street Journal (WSJ) là người đã sáng tạo ra các chỉ số bình quân thị trường chứng khoán vào năm 1897. Một trong các chỉ số đó vẫn được sử dụng đến ngày nay, điển hình là Chỉ số bình quân công nghiệp Dow – Jones nổi tiếng thế giới mà chúng ta vẫn thường xuyên theo dõi ngày nay.
Ban đầu, các nguyên lý cơ bản của lý thuyết Dow được hình thành thông qua một loạt các bài xã luận do ông viết và được đăng tải trên tờ Wall Street Journal. Những bài viết này thể hiện niềm tin của Charles. H. Dow về cách phản ứng của thị trường chứng khoán cũng như cách thức đo lường sức khỏe thị trường tài chính để tìm kiếm lợi nhuận.
Năm 1902, sau khi Charles H. Dow qua đời, cộng sự của ông William P. Hamilton cũng chính là người thay ông giữ chức biên tập tờ Wall Street Journal đã tiếp tục tổng hợp, nghiên cứu, hoàn thiện các lý thuyết mà Dow đã nghiên cứu và sau này cho ra đời lý thuyết Dow hoàn thiện và phổ biến rộng rãi hơn. Ngày nay, toàn bộ những lý thuyết phân tích kỹ thuật của thị trường tài chính hiện đại mà chúng ta biết tới đều bắt nguồn từ lý thuyết Dow.
6 nguyên lý cơ bản của Lý thuyết Dow
Nguyên lý số 1: Thị trường phản ánh tất cả
Tức là mọi thứ đều phải thể hiện về giá, nó phản ánh đầy đủ thông tinh tất tần tật không loại trừ bất cứ yếu tố nào.
Nghĩa là Thu nhập, tương lai, lợi thế cạnh tranh, năng lực quản lý, chỉ số ROE, ROA, rủi ro, các chỉ số định giá cổ phiếu, mức cổ tức… tất tần tật đều thể hiện vào giá & đều là đúng giá.
Do đó, lý thuyết Dow hoạt động dựa vào giả thuyết thị trường hiệu quả (EMH), nó phản ánh đúng & đủ. Điều này trái ngược với trường phái phân tích cơ bản, đầu tư giá trị, tăng trưởng hay kinh tế học hành vi
Nguyên lý số 2: Thị trường có 3 xu hướng
3 Xu thế ở đây bao gồm xu hướng chính, phụ và nhỏ. Mỗi xu thế lại phản ánh đặc điểm riêng của thị trường trong tư từng thời điểm.
Xu thế chính
Hay còn gọi là xu thế cấp 1. Nó lại tiếp tục chia ra 2 nhóm, bao gồm xu thế tặng và xu thế giảm. Hai xu thế này kìm hãm sự phát triển của nhau.
Chẳng hạn: Cuối năm 2019 khi nền kinh tế thế giới đang đi lên, đại dịch Covid xuất hiện khiển tất cả mọi thứ đảo lộn. Bước sang năm 2020 và đầu năm 2021 nền kinh tế thế giới gần như rơi vào tình trạng ngủ đông, mọi chỉ số phát triển chiều đi xuống. Lúc này, xu thế giảm đã áp đảo hoàn toàn xu thế tăng.
Theo như lý thuyết Dow, xu thế chính có khả năng duy trì ảnh hưởng đến thời gian dài cả năm. Nhưng cho dù nó kéo dài bao lâu thì vẫn có thể bị đảo ngược bởi một tín hiệu đảo chiều xuất hiện bất ngờ vào một thời điểm nào đó.
Cũng theo như nhận định của Dow, xu thế chính luôn giữ vai trò chủ đạo, dẫn dắt hướng đi của thị trường. Nó tác động trực tiếp đến đến giá cả chung của thị trường và xu thế còn lại. Với tầm quan trọng như vậy, nhà đầu tư cần phải nắm bắt xu hướng chính và giao dịch dựa theo xu hướng này.
Xu thế phụ
Theo lý thuyết Dow, nếu xu hướng chính chỉ chuyển động theo một hướng nhất định thì sẽ luôn có một xu hướng phụ sẽ di chuyển theo hướng ngược lại với xu hướng chính. Độ dài của những loại xu hướng này thường kéo dài từ 1 đến vài tháng.
Xu thế nhỏ
Xu thế nhỏ, theo lý thuyết Dow không kéo dài quá 3 tuần, dùng để điều chỉnh hoặc có những biến động giá đi ngược lại với xu hướng 2.
Do tính chất ngắn hạn nên xu thế nhỏ không phải là mối quan tâm lớn đối với nhà giao dịch. Nhưng điều này không có nghĩa là bỏ qua chúng hoàn toàn; xu thế nhỏ vẫn phải được theo dõi vì những biến động giá ngắn hạn này cũng là một phần nằm trong xu hướng chính và phụ.
Hầu hết trader đều chỉ tập trung giao dịch theo xu hướng cấp 1, các xu hướng còn lại thường không rõ ràng hay bị nhiễu. Nếu quá tập trung vào các xu hướng nhỏ, nó có thể dẫn đến sai lầm, các nhà giao dịch bị phân tâm bởi biến động ngắn hạn và mất tầm nhìn tổng quát cho bức tranh thị trường lớn hơn.
Nguyên lý số 3: Ba giai đoạn của xu hướng chính
Theo lý thuyết Dow, trong một xu hướng chính của thị trường tăng có 3 gia1 đoạn đó là giai đoạn tích luỹ, giai đoạn bùng nổ phát triển bền vững và giai đoạn cao trào quá mức. Ngược lại, với thị trường giảm thì 3 giai đoạn sẽ là giai đoạn phân phối, giai đoạn giảm mạnh và giai đoạn tuyệt vọng.
Trong xu hướng tăng chính (Uptrend)
Giai đoạn quá tích lũy
Giai đoạn tích lũy chỉ diễn ra trong ngắn hạn, khởi đầu cho một xu thế tăng. Trong giai đoạn này số lượng trader vẫn còn thấp bởi chưa nhìn người nhận ra đây là giai đoạn hình thành xu thế tăng.
Giao dịch tích lũy sẽ xuất hiện ở cuối thời kỳ của xu hướng giảm. Đây là mọi thứ như đang chìm vào trong bóng đêm tuyệt vọng. Nếu nắm bắt tốt thời cơ, đây cũng đồng thời là lúc thị trường trao cho bạn cơ hội kiếm lời khủng nhất. Bởi lúc này, hầu hết nhà đầu tư đã buông xuôi trước hàng loạt tin tức xấu, bên mua vào trước đó đã rơi vào thế tuyệt vọng.
Áp lực bán ra gần như đã tới đỉnh điểm. Nếu lựa chọn mua vào lúc này, trader vừa có nhiều lựa chọn, vừa có hưởng mức gì thấp chưa từng có. Vậy nhưng, giai đoạn tích lũy lại rất khó nhận biết. Vì người ta không bán chắc giá dừng lại tại đó hay còn tiếp tục giảm.
Giai đoạn bùng nổ
Khi các nhà đầu tư tham gia thị trường trong giai đoạn tích lũy càng ngày càng nhiều, tức là họ bắt đầu tin rằng thời kỳ tồi tệ nhất đã qua và sự phục hồi đang tới.
Khi điều này trở thành hiện thực, tâm lý tiêu cực bắt đầu tan biến, điều kiện kinh doanh được đánh dấu bằng tăng trưởng thu nhập và dữ liệu kinh tế mạnh mẽ – được cải thiện. Lúc này, các tin tức lạc quan bắt đầu được tung ra, kéo nhiều nhà đầu tư quay trở lại, đẩy giá càng ngày càng tăng cao hơn.
Giai đoạn này không chỉ kéo dài nhất, mà còn là giai đoạn có biến động giá lớn nhất. Đó cũng là giai đoạn mà hầu hết các nhà giao dịch kỹ thuật và xu hướng bắt đầu nắm giữ các vị thế dài hạn và thu lợi nhuận.
Giai đoạn cao trào quá mức
Đây là giai đoạn giá các cổ phiếu, hàng hóa tăng một cách chóng mặt, tuy nhiên lại không diễn ra trong thời gian dài. Các tin tức tốt vẫn liên tục xuất hiện kích thích các nhà đầu tư đổ thêm tiền vào thị trường. Thị trường đang có mức tăng gần như dựng đứng. Đây cũng là giai đoạn mà rất nhiều nhà đầu tư mới nhảy vào thị trường và bị “Đu đỉnh”, họ không hề biết họ chính là những người cuối cùng đại diện cho phe mua bước vào giai đoạn cuối trong xu hướng tăng của thị trường.
Trong giai đoạn này thì có một bộ phận nhà đầu tư không nhỏ mà trước đó đã tích lũy được một số lượng cổ phiếu lớn rồi bây giờ bắt đầu chốt lời dần. Một số khác có sự nghi ngờ đà tăng của thị trường và đã chuẩn bị tâm lý bán.
Việc phe mua không còn hùng hổ lao vào thị trường cùng với động thái bắt đầu vào cuộc của phe bán khiến cho xu hướng tăng trở nên yếu dần, chuẩn bị cho một xu hướng giảm sắp bắt đầu trong thời gian tới.
Trong xu hướng giảm chính (Downtrend)
Giai đoạn phân phối
Trong một xu thế giảm luôn được bắt đầu bằng một giai đoạn phân phối. Nó liền với giai đoạn quá độ của xu thế tăng. Thời điểm này, giới đầu tư cá mập tích cực đổ hàng ra thị trường. Khi đó, số lượng nhà đầu tư tham gia rất đông với hy vọng thị trường tiếp tục tăng giá. Họ tràn đầy kỳ vọng vào sức tăng của thị trường. Nhóm người này không biết rằng họ đang đu đỉnh và sắp bị vỡ mộng.
Vì giá đã tăng quá mất trước đó, nó gần như đã đạt đỉnh và không thể tiếp tục tăng hơn nữa. Xu thế giảm là điều tất yếu.
Giai đoạn giảm mạnh
Đây là giai đoạn mà giá bắt đầu lao dốc ào ào và ầm ầm!
Cũng tương tự như thị trường bò, thay vì liến tiếp tạo ra các đỉnh cao hơn hoặc đáy cao hơn để xác nhận 1 xu thế tăng, thì vào giai đoạn giảm mạnh sẽ chỉ tạo ra các đỉnh thấp hơn và đáy thấp hơn.
Lúc này, điều kiện kinh doanh vô cùng tồi tệ, đồng loạt các tin xấu nhất được tung ra, giống như cú đòn giáng trực tiếp vào nhà đầu tư. Khiến họ rơi vào trạng thái hoang mang cực độ làm cho áp lực bán tháo xuất hiện, khiến cho giá càng ngày càng giảm mạnh.
Giai đoạn tuyệt vọng
Giai đoạn cuối cùng của thị trường giảm chứa đầy sự hoảng loạn và rất dễ dẫn đến việc bán tháo trong một khoảng thời gian ngắn. Trong giai đoạn này, thị trường chỉ toàn màu xám xịt với những thông tin cực xấu tác động đến thị trường.
Rất nhiều nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu của họ trong hoảng loạn, đây thường là những người mới tham gia thị trường trong giai đoạn quá độ của lần tăng giá trước đó.
Nguyên lý số 4: Các chỉ số trung bình phải củng cố lẫn nhau
Theo như Dow, thị trường nếu muốn đảo chiều từ tăng sang giảm hoặc ngược đòi hỏi phải có sự khác nhận của hai chỉ số. Theo đó trong thị trường truyền thống thì hai chỉ số đó sẽ là chỉ số công nghiệp và đường sắt. Như vậy, có nghĩa những tín hiệu xuất hiện trên biểu đồ phải có sự hỗ trợ lẫn nhau.
Chẳng hạn, khi chỉ số công nghiệp Dow Jones cho thấy một xu thế tăng sẽ xuất hiện, nhưng chỉ số vẫn tại Dow Jones lại vẫn hoạt động trong xu thế giảm. Nếu như 2 chỉ số này trái ngược nhau như vậy không thể hội tụ đủ điều kiện để hình thành một hướng thế tăng.
Nguyên lý số 5: Khối lượng giao dịch là điều kiện để xác nhận xu hướng
Khi thì trường có xu hướng chính tăng giá, thì để xác nhận xu hướng đó là thật thì khối lượng cổ phiếu phải tăng lên, và ở xu hướng thứ cấp khi giá giảm, khối lượng giảm theo.
Nếu xu hướng tăng giá mà khối lượng cạn kiệt hay suy giảm thì thể hiện lực cầu yếu, và nó cũng thể hiện xu hướng yếu, thiếu chuẩn xác. Nếu xu hướng chính đang tăng, khi chuyển qua sự điều chỉnh giá với khối lượng tăng vọt thì khả năng cao thì cổ phiếu hay thị trường sắp đảo chiều xu hướng.
Nguyên lý 6: Xu hướng được duy trì cho đến khi dấu hiệu đảo chiều xuất hiện
Việc xác định xu hướng là để cho chúng ta không giao dịch ngược hoặc chống lại xu hướng. Theo lý thuyết Dow, nguyên lý thứ sáu cũng là nguyên lý cuối cùng này tin rằng một xu hướng vẫn có hiệu lực cho đến khi xuất hiện nhiều dấu hiệu cho thấy nó đã bị đảo chiều.
Nhà giao dịch cần kiên nhẫn chờ đợi 1 bức tranh rõ ràng về việc đảo ngược xu hướng bởi vì như ở nguyên lý thứ 2 chúng ta biết rằng thị trường sẽ có nhiều xu hướng nhỏ (minor), xu hướng thứ cấp nên rất dễ gây nhầm lẫn đó thực sự là xu hướng chính hay chỉ là sự điều chỉnh xu hướng.
Hạn chế của lý thuyết Dow
Nếu bạn là một người khách quan thì bạn phải chấp nhận rằng không có phương pháp nào hoàn hảo 100%. Ngoài những đóng góp quan trọng của lý thuyết Dow để đặt nền tảng cho phân tích kỹ thuật thì cũng sẽ có những hạn chế lý thuyết Dow. Và đây là 2 hạn chế chính:
Lý thuyết Dow có độ trễ lớn: Lý thuyết Dow rất coi trọng việc giao dịch theo trend chính, đồng nghĩa với việc nó sẽ báo hiệu tín hiệu bán đỉnh hình thành & mua sau khi đáy hình thành một khoảng thời gian & một đoạn giá lớn. Bởi nếu tập trung vào việc giao dịch các xu hướng ngắn hạn sẽ tốn nhiều chi phí giao dịch.
Lý thuyết Dow không thể phân loại xu hướng rõ ràng: Lý thuyết Dow sẽ có 3 xu hướng gồm xu hướng chính (xu hướng cấp 1), xu hướng thứ cấp (cấp 2), xu hướng nhỏ/ngắn hạn (cấp 3).
Nhưng chính sự giao động giá rất khó để xác định chúng thuộc xu hướng nào, có thể một xu hướng thứ cấp trọn lẫn xu hướng chính, rất khó xác định, bởi khi bắt đầu thì chúng có nhiều nét quá giống nhau, nên tạo sự nhầm lẫn.
Áp dụng lý thuyết Dow trong giao dịch Forex
- Thông thường giao dịch theo xu hướng chính sẽ an toàn và hiệu quả hơn giao dịch theo xu hướng phụ.
- Những phương pháp phân tích kỹ thuật rất phổ biến hàng ngày các trader hay dùng như phương pháp dùng Hành động giá (Price Action) hay phương pháp giao dịch Break Out đều bắt nguồn từ những nguyên lý căn bản của lý thuyết Dow được nêu ở trên, tuy nhiên nhiều người chỉ áp dụng máy móc mà không biết nguồn gốc thực sự của phương pháp. Các bạn hãy thử suy luận xem 2 phương pháp nêu trên bắt nguồn từ nguyên lý nào nhé!
- Trong thị trường forex, xu hướng cũng như độ dài của chúng còn tùy vào chiến lược giao dịch của từng trader. Do đó chúng ta có thể áp dụng nguyên lý 3 xu hướng của thị trường ở các khung thời gian nhỏ hơn.
- Nguyên lý số 5 của Lý thuyết down về khối lượng giao dịch đối với việc xác nhận xu hướng trong thị trường forex sẽ không được chính xác như trong thị trường chứng khoán bởi forex là thị trường phi tập trung do đó với cùng một loại hàng hóa, khối lượng giao dịch trên các sàn khác nhau sẽ chênh lệnh khá lớn.
Kết luận
Lý thuyết Dow có thể là một nội dung tương đối trừu tượng đối với những bạn mới tham gia vào thị trường tài chính, tuy nhiên các bạn hãy kiên nhẫn đọc lại những lý thuyết nền tảng và rất căn bản này để hiểu rõ được bản chất của thị trường mà chúng ta đang tham gia, không chỉ trong thị trường forex mà còn trong thị trường tài chính nói chung.
Việc hiểu rõ các nguyên lý của Lý thuyết Dow sẽ giúp các bạn thành công hơn trong quá trình giao dịch trên các thị trường tài chính thông qua phương pháp phân tích kỹ thuật.
Tham khảo: