Kế hoạch giao dịch là gì?
Một kế hoạch giao dịch sẽ giúp bạn xác định sẽ thực hiện giao dịch cái gì, tại sao, khi nào và như thế nào. Nó bao gồm phong cách giao dịch, kỳ vọng cá nhân, quy tắc quản lý rủi ro và hệ thống giao dịch của bạn.
Một kế hoạch giao dịch sẽ giúp hạn chế sai lầm giao dịch và giảm thiểu tổn thất của bạn.
Đặc biệt, kế hoạch giao dịch sẽ giúp bạn có được quyết định sáng suốt, giảm thiểu những yếu tố cảm xúc khi đang ở trong một giao dịch. Với một kế hoạch giao dịch ngoại hối phù hợp, mọi hành động đều được đưa ra từ trước khi bước vào giao dịch, do đó, bạn sẽ không phải đối mặt với việc vội vàng quyết định trong bất kỳ trường hợp nào. Việc bạn cần phải làm duy nhất đơn giản là bám sát vào kế hoạch giao dịch của mình.
Trước khi bước vào giao dịch, mọi người thường nhận được nhận một lời khuyên: Hãy giao dịch theo kế hoạch của riêng mình và đừng mù quáng sử dụng một kế hoạch của người khác.
Một kế hoạch có thể rất tốt với người này, nhưng không có nghĩa là nó sẽ hiệu quả với bạn. Mỗi người luôn có quan điểm khác nhau về thị trường, mức độ chấp nhận rủi ro cũng như kỳ vọng lợi nhuận… Vì vậy, hãy tự phát triển một kế hoạch giao dịch cá nhân của riêng bạn và thường xuyên cập nhật nó trong quá trình bạn giao dịch cọ sát với thị trường.
Việc phát triển một kế hoạch giao dịch và bám sát theo kế hoạch đó là hai bước quan trọng nhất để bạn thực hiện kỷ luật giao dịch và đi đến thành công.
Sự khác biệt giữa kế hoạch giao dịch và hệ thống giao dịch:
- Một hệ thống giao dịch mô tả cách bạn sẽ nhập và thoát giao dịch.
- Hệ thống giao dịch là một phần của kế hoạch giao dịch bên cạnh các việc khác như: phân tích, thực thi, quản lý rủi ro, …
- Vì điều kiện thị trường luôn thay đổi, một nhà giao dịch giỏi thường sẽ có hai hay nhiều hệ thống giao dịch trong kế hoạch giao dịch của mình.
Tại sao forex trader cần có kế hoạch giao dịch?
Khi bạn có một kế hoạch giao dịch và chỉ cần thực hiện theo nó, việc giao dịch sẽ trở nên dễ dàng và chủ động hơn rất nhiều.
Bạn có thể tưởng tượng bạn đang đi trên đường và cầm trên tay một chiếc điện thoại di động có GPS chỉ cho bạn biết bạn đang đứng ở đâu và bạn sẽ đi đến đích theo con đường nào. Bạn có thể kiểm tra GPS bất kỳ lúc nào để biết bạn có đi đúng hướng không. Và khi bạn đi sai hướng, GPS sẽ chỉ cho con con đường để trở về đúng hướng nhanh nhất.
Một kế hoạch giao dịch khi bạn Trade forex cũng giúp bạn y như vậy, nó sẽ chỉ cho bạn cách đến đích cuối cùng: lợi nhuận ổn định. Trong kế hoạch đó, bạn sẽ có một khung đo lường hiệu suất giao dịch cho phép bạn luôn làm chủ cảm xúc giao dịch của mình.
Nếu không có một kế hoạch giao dịch, bạn sẽ chỉ đưa ra quyết định dựa trên cảm nhận và chờ đợi sự may mắn của thị trường. Đó là con đường nhanh nhất có thể thổi bay tài khoản của bạn. Và đến cuối cùng, bạn vẫn không biết mình sai ở đâu hay vì sao mình lại thua lỗ nặng nề.
Rõ ràng, một kế hoạch giao dịch không đảm bảo chắc chắn mang lại thành công cho bạn, nhưng một kế hoạch tốt được thực hiện nghiêm túc sẽ giúp bạn tồn tại trên thị trường ngoại hối lâu hơn so với các nhà giao dịch không có kế hoạch giao dịch.
Hướng dẫn cách xây dựng kế hoạch giao dịch forex
Một số trader cho rằng họ chỉ cần tìm trên internet một chiến lược giao dịch và thực hiện theo nó giống như một kế hoạch giao dịch. Hãy tin chắc rằng đó không phải một ý tưởng khôn ngoan như đã phân tích ở trên: Một kế hoạch giao dịch có thể hiệu quả với người này nhưng chưa chắc đã phù hợp với bạn nếu chưa thử nghiệm thực tế.
Hoặc bạn cũng không được coi là có kế hoạch giao dịch nếu bạn đã từng nói bất kỳ điều nào sau đây:
- Tôi giao dịch theo bản năng, tôi cảm nhận khi nào có một cơ hội tốt sẽ vào lệnh.
- Tôi tìm kiếm những xu hướng mạnh mẽ và tham gia thị trường trong thời điểm đó.
- Tôi giao dịch theo phương pháp cơ bản.
- Tôi tìm kiếm cơ hội trong các tình huống đảo ngược xu hướng.
Nếu không có một chiến lược giao dịch chắc chắn nào đằng sau những “tuyên bố” này mà toàn bộ chiến lược giao dịch của bạn chỉ như vậy, chắc chắn bạn sẽ gặp thua lỗ nhanh chóng !
Nếu cần có một kế hoạch giao dịch thực sự, hãy thực hiện theo các bước sau đây:
Viết ra giấy kế hoạch giao dịch của bạn
Đây là bước quan trọng để tạo ra một kế hoạch giao dịch, thực sự giúp bạn tham gia thị trường tốt hơn. Nhiều nhà giao dịch giữ hệ thống giao dịch của họ trong đầu, sau đó tự hỏi tại sao họ thiếu quyết đoán và đi lạc khỏi quy tắc của chính mình.
Khi viết ra kế hoạch của mình ra giấy, bạn sẽ luôn luôn nhìn thấy toàn bộ quyết định mình sẽ thực hiện để bạn có thể tham khảo bất cứ lúc nào cần.
Bạn có thể đưa ra 2-3 hệ thống giao dịch để test trong cùng một thời điểm và lựa chọn một hệ thống hiệu quả nhất để làm “kim chỉ nam” cho kế hoạch giao dịch của mình. Một kế hoạch giao dịch có thể bao gồm các yếu tố như sau:
- Tên chiến lược giao dịch và phiên bản
- Phiên bản chiến lược
- Xác định cặp tiền tệ đầu tư
- Xác định phương pháp vào lệnh
- Xác định khung thời gian
- Tín hiệu vào lệnh
- Điểm chặn lỗ
- Thiết lập mức rủi ro
- Mục tiêu lợi nhuận
- Thời điểm di chuyển chặn lỗ
- Nguyên tắc vào thêm lệnh
- Điều kiện chốt một phần lợi nhuận
- Điều kiện vào lại lệnh nếu bị chạm chặn lỗ
- Tín hiệu thoát lệnh
- Kiểm soát tâm lý chính mình
- Duy trì việc ghi lại quá trình giao dịch.
Tên chiến lược giao dịch
Một kế hoạch giao dịch có thể có một hay nhiều chiến lược giao dịch khác nhau. Vì vậy, hãy đặt tên cho chiến lược của mình để phân biệt với các chiến lược khác. Nó sẽ giúp bạn theo dõi sự phát triển của phương thức giao dịch của bạn sau này.
Phiên bản chiến lược
Sau mỗi lần bạn thực hiện điều chỉnh chiến lược giao dịch so với ban đầu, hãy đánh số các phiên bản mới để dễ dàng nhớ những thay đổi, giúp bạn phân biệt rõ ràng những gì đang thực hiện và những gì đã thay đổi.
Ví dụ: Chiến lược giao dịch với EMA, phiên bản 1:
- Rủi ro 1% cho mỗi giao dịch
- Chỉ báo: EMA(10), EMA(20)
- Thêm lệnh và đặt mục tiêu lợi nhuận ở 1R
- …
Sau đó, bạn thay đổi nó thành: Chiến lược giao dịch với EMA, phiên bản 2:
- Rủi ro 1% cho mỗi giao dịch
- Chỉ báo: EMA(10), EMA(20)
- Thêm lệnh và đặt mục tiêu lợi nhuận ở 2R
- …
Chiến lược giao dịch với EMA, phiên bản 3:
- Chỉ báo: EMA(10), EMA(20)
- Thêm lệnh và đặt mục tiêu lợi nhuận ở 1R
- …
Bạn hãy thay đổi từng yếu tố trong chiến lược giao dịch của mình và thay đổi số phiên bản với mỗi thay đổi đó để dễ dàng đánh giá hiệu quả sau mỗi thay đổi đó.
Xác định cặp tiền tệ
Không phải tất cả các chiến lược giao dịch sẽ hoạt động trên tất cả các cặp tiền tệ, vì vậy bạn hãy kiểm tra kỹ lưỡng xem chiến lược của bạn hiệu quả nhất với những cặp forex nào.
Bắt đầu với một cặp. Viết nó xuống, sau đó ghi lại kết quả.
Kiểm tra cặp tiếp theo, làm tương tự. Quá trình này sẽ giúp bạn hiểu cặp nào an toàn để giao dịch và cặp nào bạn cần tránh.
Phương pháp sử dụng
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp phân tích mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, mỗi người lại phù hợp với mỗi phương pháp khác nhau. Bạn hãy lựa chọn sử dụng một phương pháp và luyện tập với nó.
Nếu bạn phân tích dựa vào tin tức thì có thể xem tin tức đó ảnh hưởng có ảnh hưởng đến giá như thế nào.
Nếu bạn phân tích theo Price Action có thể xem thiết lập giá đó đã đẹp chưa, có rõ ràng không, có vào vùng quan trọng không.
Và nếu phân tích theo các chỉ báo thì hãy ghi lại bất kỳ chỉ báo nào bạn sẽ sử dụng với hệ thống giao dịch của mình và các thông số cài đặt mà bạn áp dụng trên biểu đồ của mình.
Bạn có thể thay đổi cài đặt để thử nghiệm, sau đó bạn sẽ biết cài đặt nào hoạt động tốt nhất. Vì vậy, hãy viết nó ra, làm theo kế hoạch, và bạn sẽ biết chính xác cài đặt nào hoạt động tốt nhất.
Khung thời gian
Bạn hãy kiểm tra hệ thống của mình trên bất kỳ khung thời gian nào để xem phương pháp của bạn phù hợp với khung thời gian nào nhất và ghi nó vào kế hoạch giao dịch của mình.
Một chiến lược giao dịch bạn tìm kiếm hoặc mua được trên internet có thể nói rằng chiến lược đó hoạt động trên bất kỳ khung thời gian nào, nhưng hãy tự kiểm tra nó. Hãy kiểm tra hiệu quả của từng khung thời gian tại cùng một thời điểm để biết được khung thời gian nào hoạt động hiệu quả nhất với chiến lược đó.
Tín hiệu vào lệnh
Bạn càng xác định chính xác tín hiệu vào lệnh, kết quả giao dịch của bạn càng được cải thiện. Hãy nhớ lưu ý các quy tắc xác định tín hiệu vào lệnh sau đây:
- Các điều kiện xác định tín hiệu vào lệnh của bạn
- Các điều kiện không được phép vào lệnh
- Các điều kiện thị trường để xem xét (sự kiện tin tức…)
- Thời gian trong ngày mà bạn nên / không nên giao dịch
- Tách riêng tín hiệu BUY / SELL với một cặp tiền nhất định
Nếu quá khó để viết ra, bạn có thể mô tả tín hiệu vào lệnh bằng hình minh họa trong kế hoạch giao dịch của mình.
Điểm chặn lỗ
Hãy xác định chi tiết điểm chặn lỗ của bạn, nó là một số Pip nhất định hay nằm ở vị trí nào so với điểm vào lệnh. Nếu quá phức tạp để diễn giải thành lời, bạn hãy vẽ bằng sơ đồ nếu cần.
Thiết lập mức rủi ro
Khi giao dịch, bạn cần thiết lập một mức rủi ro phù hợp với bạn. Các trader chuyên nghiệp thường không đặt rủi ro quá 1-5% vốn của họ – mức bạn chọn phụ thuộc vào phong cách giao dịch và mức chấp nhận rủi ro của bạn.
Giữ rủi ro của bạn giống nhau cho mọi giao dịch giúp việc xử lý các sự cố và chẩn đoán các vấn đề trở nên dễ dàng hơn nhiều, khi giao dịch của bạn không diễn ra như mong đợi.
Khi nào nên chốt lãi một phần
Hãy viết ra càng chi tiết càng tốt vị trí bạn sẽ chốt một phần lợi nhuận khi giá di chuyển theo kỳ vọng của bạn. Một số vị trí phổ biến các nhà giao dịch thường chốt một phần lợi nhuận là:
- Khi giao dịch đạt 1R hoặc một số bội số của rủi ro
- Ở mức hỗ trợ / kháng cự ngắn hạn
- …
Điều bạn phải tránh là đặt mục tiêu lợi nhuận một phần dựa trên cảm giác, thay vì các quy tắc có thể xác định.
Khi nào nên dời điểm chặn lỗ
Một số nhà giao dịch thường dời điểm chặn lỗ sang mức hòa vốn để giữ an toàn cho một giao dịch đang có lợi. Những nguyên tắc dời điểm chặn lỗ cũng nên được xem xét cẩn thận để đưa vào bản kế hoạch.
Khi nào cần vào thêm lệnh
Nếu bạn có ý định vào thêm các lệnh sau lần vào lệnh đầu tiên nếu giá đi theo hướng kỳ vọng, bạn cần xác định rõ ràng, chính xác trong bản kế hoạch giao dịch đó là thời điểm nào, trường hợp nào sẽ không thêm lệnh. Đây có thể không phải là phong cách của bạn, nhưng nếu có, hãy chắc chắn lưu ý chiến lược bổ sung lệnh của bạn trong kế hoạch.
Bạn có nên vào lại lệnh nếu đã chạm chặn lỗ
Đây có thể là một quy tắc quan trọng để giữ sự tỉnh táo và tài khoản giao dịch của bạn. Khi bạn bị thuyết phục rằng bạn đúng về một giao dịch và nó không thành công, rất có thể bạn sẽ vào lại lệnh đó một lần nữa.
Bạn cần giới hạn tối đa số lần vào lại lệnh trong kế hoạch giao dịch để tránh việc thua lỗ quá nhiều cho một cơ hội không chắc chắn.
Tín hiệu thoát lệnh
Khi nào bạn nên thoát lệnh, rút toàn bộ tiền về trong khi giao dịch? Có nhiều cách để kiếm lợi nhuận, nhưng đây là một số cách mà các nhà giao dịch sử dụng:
- Bội số rủi ro: 1R, 2R…
- Mức hỗ trợ và kháng cự tiếp theo
- Một mức mở rộng Fibonacci
- Một chỉ báo, như Parabol SAR
- …
Giống như với lợi nhuận một phần, hãy xác định rõ ràng tín hiệu thoát lệnh của bạn và đừng quyết định dựa trên cảm xúc.
Kiểm soát tâm lý chính mình
Một cản trở phổ biến khiến bạn hành động phá vỡ kỷ luật là các diễn biến tâm lý, khiến bạn phát sinh những giao dịch không thực sự tiềm năng, không tuân theo các hệ thống chỉ báo. Nếu để ý bạn sẽ nhận ra rằng, cách thức phân tích của bạn rất hiệu quả khi thực sự có tín hiệu, phần thắng nắm chắc trong tay. Biết vậy đấy nhưng tới hồi thấy giá có vẻ sắp co giật là ngứa tay, muốn xông vào kiếm lời ngay. Không thì luống cuống khi vào thị trường và sau đó giá chạy loạn xạ, mất định hướng.
Duy trì việc ghi lại quá trình giao dịch (nhật ký giao dịch)
Ghi lại thông tin của hoạt động giao dịch của bạn sẽ giúp phân tích hiệu quả của chiến lược giao dịch bạn đang dùng, và có thể chỉ ra chỗ bạn sai nếu bạn gặp phải một loạt giao dịch thua lỗ liên tiếp.
Các thông tin quan trọng cần ghi lại:
- Giá vào lệnh
- Giá thoát lệnh
- Các mức dừng lỗ và chốt lời ban đầu
- Khối lượng lệnh
- Lý do tại sao bạn vào lệnh đó
- Cảm xúc của bạn khi giao dịch
- Lợi nhuận và thua lỗ
- Ảnh chụp màn hình của biểu đồ tại thời điểm vào và thoát lệnh
Tôi sẽ gửi tặng các bạn File Excel viết nhật ký giao dịch của tôi. Mặc dù tôi rất lười ghi chép lại nhưng thực sự là nó sẽ giúp ích nhiều cho bạn đấy. Bạn có thể tải File nhật ký giao dịch dưới đây
Hãy ghi nhớ thật kỹ kế hoạch giao dịch của mình để nó in sâu vào thói quen giao dịch.
Kiểm tra kế hoạch giao dịch của bạn
Bạn hãy giao dịch theo kế hoạch đặt ra với tài khoản demo. Nếu hệ thống của bạn hoạt động như mong đợi, đó mới là lúc bạn sử dụng số tiền như mong muốn để kiếm tiền từ giao dịch forex thực sự.
Làm lại kế hoạch của bạn (nếu cần thiết)
Nếu một kế hoạch giao dịch có vẻ tốt khi thử nghiệm nhưng không thực sự hoạt động tốt trong giao dịch thực sự. Điều này thường xảy ra do giao dịch tiền thật bị ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý khá lớn so với giao dịch trên tài khoản ảo.
Đây là lúc bạn có thể muốn làm lại kế hoạch của mình để nó dễ dàng thực hiện hơn trong giao dịch thật.
Theo dõi kết quả của bạn
Một bước quan trọng khác sau khi tạo một kế hoạch giao dịch là theo dõi kết quả của bạn. Bạn nên bắt đầu với một nhật ký giao dịch.
Hoặc bạn cũng nên có một cách để có được số liệu thống kê trực tiếp về giao dịch của mình.
Điều này sẽ cho phép bạn so sánh kết quả kiểm tra của bạn với kết quả trực tiếp của bạn.
Thử một số thay đổi trong kế hoạch giao dịch để nâng cao hiệu suất
Sau khi bạn có một hệ thống giao dịch hoạt động tốt, bạn vẫn nên có những ý tưởng mới để tìm cách nâng cao hiệu quả giao dịch của mình.
Bạn có thể muốn kiểm tra một mục tiêu lợi nhuận lớn hơn. Hoặc bạn có thể muốn kiểm tra một mục trên khung thời gian nhỏ hơn.
Hầu hết các nhà giao dịch sẽ có một số ý tưởng về cách cải thiện hệ thống giao dịch của họ. Nhưng thay vì giao dịch theo ý tưởng mới ngay lập tức, hãy viết chúng ra giấy và thực hiện lại quá trình trên.
Kết luận
Trên đây là cách bạn tạo ra một kế hoạch giao dịch. Có thể bạn sẽ muốn đưa thêm vào những yếu tố khác, nhưng đây là một kế hoạch cơ bản nhất để bạn bắt đầu tập lên kế hoạch.
Sau khi hoàn thành bản kế hoạch của mình, hãy luôn nhớ kiểm tra lại hiệu quả của nó và bám sát nó. Đó là con đường dẫn bạn đến thành công trong giao dịch.
Chúc các bạn giao dịch thành công!
Khóa Học Đầu Tư Forex
Phần 1: Giới thiệu về thị trường Forex
Phần 2: Thuật ngữ giao dịch Forex
Phần 3: Hướng dẫn mở tài khoản giao dịch Forex
Phần 4: Hướng dẫn sử dụng phần mềm giao dịch MT4
Phần 5: Giới thiệu về biểu đồ Forex
Phần 6: Mua và bán? Các loại đặt lệnh và tính toán lợi nhuận, thua lỗ
Phần 7: Phân tích cơ bản
Phần 8: Phân tích kỹ thuật
Phần 9: Phân tích Price Action
Phần 10: Giao dịch Forex chuyên nghiệp
Phần 11: Chiến lược giao dịch Forex
Phần 12: Lỗi và bẫy giao dịch Forex phổ biến
Phần 13: Cách lập kế hoạch giao dịch Forex
Phần 14: Tâm lý của giao dịch Forex
Nội dung tham khảo
Mô hình nến Nhật là gì? Tại sao nên sử dụng biểu đồ nến Nhật?
Top sàn forex uy tín và tốt nhất hiện nay
Hãy chia sẻ khóa học này với những trader khác, nhấp vào nút Share bên dưới
Cám ơn bạn. Bài chia sẽ của bạn quá tuyệt vời. 1 bài vô cùng cần thiết cho 1 trader muốn được đi lâu dài và thành công. Xin cám ơn!!!