Đối với các nhà đầu tư tại thị trường forex, việc theo dõi động thái của tiền tệ là cực kỳ quan trọng. Bởi nó có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời hay thua lỗ khi họ giao dịch. Sự biến động của tiền tệ tại thị trường này buộc các nhà đầu tư phải quan tâm đến các yếu tố ảnh hưởng. Và thông tin về cuộc họp của FOMC là một trong những tin tức có tầm ảnh hưởng khá quan trọng đến thị trường. Vậy FOMC là gì mà lại có sức ảnh hưởng như thế? Hãy cùng kienthucfx tìm hiểu nhé.
FOMC là gì?
Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) là cơ quan hoạch định chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang (FED), chính vì các quyết định của FOMC ảnh hưởng đến lãi suất và các biến số kinh tế, những người tham gia vào thị trường tài chính thường theo dõi sát sao chính sách tiền tệ của FED. Tầm quan trọng của FOMC có thể sẽ khiến USD giao động mạnh tại thời điểm ra tin, do đó mà nó sẽ tác động tới giá vàng và thị trường forex.
Phải chống lại thất nghiệp và lạm phát để đạt được mục tiêu điều tiết kinh tế thị trường. Các công ty không thể tìm đủ nhân công để duy trì hiệu quả trong khi tỷ lệ lạm phát mục tiêu là 2 phần trăm, điều này nghĩa là FOMC muốn giá cả tăng khoảng 2% mỗi năm. Đặt ra kỳ vọng lạm phát, và nó thúc đẩy người tiêu dùng mua ngay bây giờ chứ không phải là muộn, một tỷ lệ lạm phát thấp sẽ thúc đẩy nhu cầu, và sẽ tốt cho tăng trưởng kinh tế.
Thành phần của FOMC
Quốc hội Mỹ ban hành Đạo luật Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ.năm 1933 và 1935, tạo ra Ủy ban Thị trường mở Liên Bang – FOMC được xem là một phần của hệ thống Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, có vai trò thiết lập chính sách tiền tệ quốc gia. FOMC đưa ra tất cả các quyết định liên quan đến việc tiến hành thực hiện các hoạt động của nghiệp vụ thị trưởng mở, các quyết định liên quan đến quy mô thành phần nắm giữ tài sản FED, truyền thông với công chúng về các chính sách trong tương lai.
FOMC có tổng cộng 12 thành viên, gồm 7 thành viên của hội đồng thống đốc, chủ tích Ngân hàng Dự trữ Liên Bang New York và 4 trong số 11 chủ tịch của 11 Ngân hàng Dự trữ Liên bang còn lại luân phiên nhau mỗi nhiệm kỳ một năm.
Tại cuộc họp FOMC có tổng cộng 12 chủ tịch của Ngân hàng Dự trữ Liên bang. Tuy nhiên việc bỏ phiếu nhằm đưa ra quyết định từ những chủ tịch là thành viên của Ủy ban.
Theo quy định của Pháp luật Hoa Kỳ, FOMC có quyền xác định cơ cấu tổ chức riêng của mình. Theo truyền thống, FOMC bầu chủ tịch của Hội đồng Thống đốc làm chủ tịch của FOMC và chủ tịch của Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York làm phó chủ tịch. New York là trung tâm tài chính lớn nhất của Mỹ, đồng thời các hoạt động tái phiếu của FED đều được thực hiện ở quầy giao dịch của New York.
Chức năng hoạt động của FOMC
Hai mục tiêu chính của FED là thông qua việc hoạch định chính sách tiền tệ để nhằm:
- Ổn định giá cả
- Gia tăng cơ hội việc làm của thị trường lao động
Qua đó, FOMC thực hiện chính sách của FED bằng cách điều chỉnh lãi suất ngắn hạn để phản ứng lại với các diễn biến của nền kinh tế.
Ngoài ra, trong thời kỳ khủng hoảng, để đảm bảo thống nhất của hệ thống tài chính, FOMC còn đảm nhiệm vai trò quản lý cung tiền, nhằm cung cấp thanh khoản trong thời kỳ khủng hoảng vốn dĩ có tính thanh khoản kém.
Những quyết định của FOMC thường ảnh hưởng đến các khoản tín dụng cũng như mức lãi suất mà các doanh nghiệp và người tiêu dùng phải trả.
Và qua đó, những quyết định này sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và thị trường việc làm trong ngắn hạn cũng như giá cả trong dài hạn.
Cuộc họp của FOMC
Mỗi năm FOMC sẽ có 8 cuộc họp cố định và sẽ tổ chức họp bất thường bất cứ lúc nào cần thiết tùy theo tình hình của nền kinh tế cũng như thị trường tài chính.
Sau mỗi cuộc họp sẽ có một bản thông báo tóm tắt triển vọng kinh tế theo đánh giá của FOMC và những quyết định chính sách tại cuộc họp đó. Còn biên bản sẽ được công bố sau 3 tuần. Bản ghi âm hoàn chỉnh của các cuộc họp được công bố 5 năm sau đó.
Các cuộc họp thường diễn ra ở Washington, mặc dù có thể họp qua điện thoại hoặc video. Chúng thường kéo dài 1 – 2 ngày. Cuộc họp 1 ngày thường bắt đầu từ 8h30 sáng thứ Ba và kết thúc vào lúc 1 hoặc 2h chiều. Cuộc họp 2 ngày sẽ thảo luận 1 chủ đề đặc biệt, thường bắt đầu từ buổi chiều của ngày hôm trước và kết thúc vào 2h chiều ngày hôm sau.
Tại cuộc họp, FOMC sẽ xem xét các điều kiện kinh tế và tài chính hiện tại, từ đó xác định lập trường cho chính sách tiền tệ trong thời gian tới. Đồng thời, đánh giá rủi ro cho các mục tiêu dài hạn, đó là ổn định giá cả và tăng trưởng kinh tế bền vững.
Tham dự cuộc họp, tất cả các thành viên của FOMC đều được đưa ra ý kiến về chính sách mà họ cho là phù hợp với tình hình nền kinh tế hiện tại. Mặc dù không phải ai cũng được biểu quyết nhưng tất cả các ý kiến này đều được quan tâm và có vai trò quan trọng, quyết định đến chính sách cuối cùng của FOMC.
Tất cả mọi lời nói, ý kiến, dự đoán cũng như đề xuất của các thành viên đều được ghi chép vào một biên bản. Biên bản này sẽ được công bố sau 2 tuần kể từ khi cuộc họp diễn ra. Mặc dù, sau khi cuộc họp kết thúc, chủ tịch của FOMC, cũng là chủ tịch của FED sẽ phát biểu về kết quả của cuộc họp nhưng chắc chắn là nội dung sẽ không thể rõ ràng và cụ thể bằng biên bản này. Chính vì thế, điều mà nhà đầu tư trên các thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường ngoại hối quan tâm nhất chính là biên bản của cuộc họp này.
Kết luận
Hy vọng qua bài viết này thì bạn đã hiểu thêm về FOMC và tầm quan trọng của cơ quan này. Sau đây là tóm tắt nội dung bài viết:
- Ủy ban thị trường mở (Federal Open Market Committee – FOMC) là cơ quan tạo lập chính sách tiền tệ của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Ủy ban này gồm 12 thành viên, trong đó có 7 thành viên từ Hội đồng Thống đốc và 5 thành viên khác được chọn luân phiên từ 12 Chủ tịch của các chi nhánh.
- Mỗi năm Ủy ban thị trường mở (FOMC) có 8 cuộc họp cố định và sẽ tổ chức họp bất thường bất cứ lúc nào cần thiết tùy theo tình hình của nền kinh tế cũng như thị trường tài chính.
- Sau mỗi cuộc họp sẽ có một bản thông báo tóm tắt triển vọng kinh tế theo đánh giá của FOMC và những quyết định chính sách tại cuộc họp đó. Còn biên bản sẽ được công bố sau 3 tuần. Bản ghi âm hoàn chỉnh của các cuộc họp được công bố 5 năm sau đó.
- Theo luật Mỹ, Fed là cơ quan điều hành chính sách tiền tệ với đích đến cuối cùng là các mục tiêu vĩ mô gồm giá cả ổn định và thị trường lao động ở trạng thái toàn dụng. Thông thường, FOMC triển khai chính sách bằng cách điều chỉnh lãi suất ngắn hạn để phản ứng với các diễn biến của nền kinh tế.
Tham khảo: