Bullish và bearish là hai khái niệm vô cùng cơ bản nhưng cũng rất quan trọng trên các thị trường tài chính như chứng khoán, ngoại hối hay tiền điện tử. Cả 2 thuật ngữ này đều đang nói về xu hướng của một thị trường. Bullish chỉ thị trường đang tăng giá, ngược lại, bearish ám chỉ thị trường giảm giá. Hiểu rõ được 2 khái niệm bullish và bearish, nhà đầu tư sẽ nắm bắt xu hướng một cách dễ dàng. Đồng thời, mỗi dạng thị trường sẽ có những đặc điểm, tính chất và xu hướng biến động khác nhau, dựa vào đó, Trader sẽ xác định được các chiến lược giao dịch sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.
Bullish là gì? Thế nào là thị trường bullish?
Bullish có nghĩa là thị trường đang trong xu hướng tăng và giá cao hơn rất nhiều so với mức trung bình trong lịch sử tại một thời gian nào đó. Khi xác định được thời điểm Bullish nhà đầu tư sẽ quyết định vào lệnh được chính xác hơn.
Thị trường bullish hay bullish market là một thị trường tăng giá. Tại đây giá cả của các loại tài sản đang tăng nhanh hơn mức bình thường so với lịch sử giá trước đó, kéo dài trong khoản thời gian nhất định và giao dịch với khối lượng lớn.
Thuật ngữ này bắt nguồn từ phương Tây, vì khi một con bò tót tấn công, nó sẽ húc mục tiêu bay lên cao, và khi áp dụng vào thị trường tài chính, khi bò tót “tấn công” một thị trường, thị trường đó sẽ bị đẩy lên, và sẽ di chuyển theo xu hướng tăng.
Trong thị trường bullish, trader thường kỳ vọng giá tăng lên, số lượng người mua (cầu thị trường) tăng lên nhiều so với người bán (cung thị trường). Từ đó, giá sẽ bị nghiêng về một hướng và bị đẩy càng lên cao hơn.
Bullish trong ngắn hạn
Bullish ngắn hạn có nghĩa là giá cả đang có chiều hướng tăng, và trader kỳ vọng nó sẽ tiếp tục tăng hơn nữa trong khoảng thời gian ngắn, có thể là trong vòng vài phút, vài giờ hoặc vài ngày tới. Bởi vì giá tăng trong ngắn hạn nên trader có thể bắt gặp nó trong một đoạn bullish dài hạn hoặc thậm chí là trong bearish dài hạn (giá giảm dài hạn).
Bullish trong dài hạn
Bullish dài hạn có nghĩa là xu hướng sẽ tăng trong một khoảng thời gian dài, ít thì là vài tuần là vài tuần, lâu thì có thể lên tới vài năm. Ở bullish dài hạn thì giá có thể biến động nhưng nhìn chung thì xu hướng vẫn là đi lên và tất nhiên trader mua vào sẽ có lợi nhuận.
Các đặc điểm và biểu hiện của thị trường bullish
Đặc điểm
- Giá trị liên tục tạo ra các đáy cao hơn và các đỉnh cao hơn.
- Các đợt tăng mạnh xen kẽ với các đợt giảm nhẹ, không được phép phá vỡ cấu trúc của một xu hướng giá đang tăng.
- Các đợt tăng phải có giá trị tăng mạnh và mức độ tăng buộc cao hơn mức độ giảm của đợt điều chỉnh giảm giá ngay trước đó.
Ba đặc điểm ở thị trường này được đánh dấu bằng chiều hướng biến động giá trị trên thị trường nên dĩ nhiên nó thiên về mặt kỹ thuật nhiều hơn. Ngoài ra, thị trường bullish còn có thể biểu hiện sự tăng giá thông qua nhiều yếu tố nội tại thị trường khác như mức độ cung cầu, tâm lý của các nhà đầu tư, các hoạt động kinh tế thị trường có thay đổi.
Biểu hiện
- Trong thị trường này thì nhu cầu mua vào cao hơn nhu cầu bán ra.
- Trong khi ở thị trường chứng khoán thì các nhà đầu tư sẽ tham gia vào thị trường nhiều hơn để kiếm được thật nhiều lợi nhuận cho mình. Nhưng ở thị trường forex thì không! Họ tham gia thị trường mà k phụ thuộc bởi bullish hay bất kì xu hướng nào. Bởi cho dù xu hướng tăng hay giảm thì các nhà đầu tư vẫn có thể kiếm được lợi nhuận.
- Bullish ở thị trường chứng khoán xảy ra gắn liền với một số biến động về mặt kinh tế như GDP, tỷ lệ thất nghiệp,… còn ở thị trường cổ phiếu thì bullish sẽ gắn liền với lợi nhuận của doanh nghiệp đó.
- Ở thị trường bullish thì phương tiện truyền thông cũng quan tâm hơn rất nhiều.
Các chiến lược giao dịch hiệu quả trong thị trường bullish
Giao dịch hiệu quả trong một thị trường bullish nghĩa là trader phải tận dụng được cơ hội để vào lệnh tại những đợt tăng giá mạnh mẽ. Đó chính là chiến lược giao dịch thuận xu hướng.
Trước tiên, để xây dựng chiến lược giao dịch hiệu quả, các bạn cần xác định xu hướng chung của thị trường, tức là thị trường đang là bullish hay bearish.
Có 2 phương pháp để xác định thị trường bullish, sử dụng chỉ báo kỹ thuật xác định xu hướng và phân tích hành động giá.
Chỉ báo kỹ thuật báo hiệu thị trường bullish
Trong giao dịch forex, có khá nhiều chỉ báo kỹ thuật được sử dụng để dự đoán thị trường. Tuy nhiên, một loại chỉ báo được xem là đơn giản, dễ sử dụng nhất đó chính là đường trung bình động MA.
Đường trung bình động MA được tạo thành từ việc kết nối tất cả các giá đóng cửa (được tính theo trung bình cộng) trong một khoảng thời gian nhất định. MA được xem là một chỉ báo chậm, thể hiện rõ ràng xu hướng thị trường đang tăng/giảm/ổn định, giúp nhà đầu tư dễ dàng nắm bắt.
- Nếu các mức giá thị trường hiện tại nằm lệch hẳn về phía trên của đường MA một thời gian, có nghĩa là thị trường đang có xu hướng tăng (bullish).
- Nếu các mức giá trị trường hiện tại nằm lệch hẳn về phía dưới của đường MA một thời gian, có nghĩa là thị trường đang có xu hướng giảm (bearish).
Đường MA sẽ có nhiều chu kỳ khác nhau: M10, M20, M50, M100,…chu kỳ càng ngắn thì việc xác định xu hướng sẽ càng khó. Nhưng để dự đoán được thị trường hiện tại, bạn phải quan sát tổng thể thị trường trong những khoảng thời gian trước đó. Chính vì thế, việc sử dụng các đường MA với chu kỳ lớn sẽ giúp trader dễ nắm bắt hơn.
Phân tích hành động giá xác định thị trường bullish
Phương tiện chính để xác định thị trường Bullish là gì tiếp theo chính là Price Action hay còn được biết đến là hành động giá. Sử dụng đồ thị trơn được coi là một ưu điểm của mô hình này vì nó hợp với những trader mới tham gia. Họ có thể xác định bullish market bằng mắt thường qua các đặc điểm đơn giản như: giá trị tạo đỉnh sau cao hơn cái trước, đáy sau cũng tương tự hoặc các đoạn giá tăng liên tục được tạo lập xen kẽ các đoạn điều chỉnh giảm nhẹ, bảo đảm cấu trúc tăng.
Chiến lược giao dịch hiệu quả trong thị trường bullish
Vào lệnh
Chúng ta có thể vào lệnh sau pullback hoặc là một đợt điều chỉnh giảm.
Chúng ta sẽ xác định sự kết thúc của đợt điều chỉnh giảm bằng cách:
- Sử dụng đường SMA, nếu giá điều chỉnh giảm xuống và chạm tới đường SMA thì hãy vào lệnh ngay khi giá quay đầu đi lên
- Sử dụng trendline, vào lệnh khi giá bắt đầu đi lên sau khi giảm và chạm đường trendline.
- Sử dụng các tín hiệu từ một số mô hình khác.
Chúng ta đặt điểm cắt lỗ bằng cách:
- Ngay tại vị trí chúng ta đã vào lệnh, hãy đặt điểm chốt lỗ bên dưới đường SMA.
- Cũng tại vị trí chúng ta đã vào lệnh, hãy đặt điểm cắt lỗ bên dưới trendline.
Chúng ta có thể chốt lời khi đạt được lợi nhuận mong muốn, hoặc là chốt lời khi giá đã thật sự đảo chiều xu hướng.
Kết luận
Chiến lược mà tôi muốn mang tới cho bạn chính là chiến lược giao dịch thuận chiều. Bạn hãy tham khảo và quyết định chiến lược riêng cho bản thân nhé. Hy vọng qua bài viết bạn đã biết được bullish là gì và chiến lược giao dịch hiệu quả trong thị trường bullish.
Tham khảo: