Lịch Sử Thị Trường Forex
Hiệp định Bretton Woods đã đặt ra tỷ giá giữa tất cả các đồng tiền so với vàng. Điều này giữ cho tỷ giá được ổn định trong một giai đoạn nhất định, nhưng sau đó, các nền kinh tế lớn bắt đầu thay đổi với tốc độ khác nhau và hệ thống này đã trở nên lỗi thời và bó buộc.
Đầu tiên cũng có chút khó khăn trong việc xác định tỷ giá nhưng sự tiến bộ của công nghệ đã giúp điều này trở nên dễ dàng hơn.
Vào những năm 1990 với sự bùng nổ công nghệ cũng như internet, các ngân hàng bắt đầu tạo ra các phần mềm giao dịch. Các phần mềm này được tạo ra để cung cấp giá trực tuyến cho khách hàng.
Bước tiếp theo là họ đẩy mạnh phát triển phần mềm để cung cấp cho nhà đầu tư cá nhân, từ đó họ có thể giao dịch trực tuyến với khối lượng nhỏ
Công ty môi giới forex (broker) cho khách hàng cá nhân
Trong quá khứ, chỉ có các nhà đầu cơ lớn và những quỹ với tài chính dồi dào mới có thể giao dịch forex, nhưng nhờ các broker với mạng internet mà bây giờ ai cũng có thể giao dịch được.
Để thực hiện giao dịch cũng đơn giản thôi, chỉ cần liên hệ broker, mở tài khoản, nộp tiền ký quỹ và bắt đầu giao dịch.
Broker thường có 2 loại:
- Nhà tạo lập thị trường (Market Maker), loại này tự đặt ra mức giá chào mua (Bid) và mức giá chào bán (Ask) riêng nó
- Hệ thống giao dịch điện tử – Electronic Communications Networks (ECN), cung cấp mức giá chào mua/chào bán tốt nhất được lấy từ nhiều nguồn khác nhau trên hệ thống liên ngân hàng.
Nhà tạo lập thị trường – Market makers
Những nhà tạo lập thị trường sẽ đưa ra một chênh lệch (spead) giữa giá họ mua vào (giá chào mua : bid) / giá họ bán ra (giá chào bán: ask). Ví dụ: giá chào mua – bid – EUR/USD hiện tại là 1.2000 và giá chào bán – ask – hiện tại là 1.2002, vì vậy, chênh lệch – Spread – sẽ là 0.0002. Trông có vẻ nhỏ nhưng nếu tính đến khối lượng giao dịch lên đến hàng triệu giao dịch mỗi ngày trên thị trường, bạn sẽ thấy một khoản lợi nhuận lớn cho những nhà tạo lập thị trường – market makers.
Hệ thống giao dịch điện tử – ECN
Hệ thống giao dịch điện tử – ECN (Electronic Communications Network) là tên của một phần mềm giao dịch tự động khớp lệnh mua/bán của khách hàng tại một giá nhất định. Giá này đến từ những nhà tạo lập thị trường, ngân hàng hoặc những người giao dịch khác nhau thông qua hệ thống ECN. Khi một lệnh mua/bán được đặt, nó sẽ được khớp với giá chào mua/chào bán tốt nhất có thể.
Cấu Trúc Thị Trường Forex
Điều đó xảy ra thế nào?
Trong thị trường chứng khoán, người trung gian bị yêu cầu phải khớp lệnh của khách hàng. Ví dụ có một số người bán bất ngờ vượt quá lượng người mua. Người trung gian, vì yêu cầu phải khớp lệnh mà trong trường hợp này là bên bán, sẽ bị dư ra một phần cổ phiếu mà họ không thể bán cho bên mua.
Để tránh điều này xảy ra, người trung gian đơn giản là giãn chênh lệnh bid/ask (spread) nhằm tăng chi phí giao dịch lên, ngăn chặn người bán tiếp tục bán thêm. Nói cách khác, trung gian có thể thao túng báo giá để phù hợp với lợi ích của họ.
Giao dịch forex với thị trường giao ngay là phi tập trung
Là thị trường phi tập trung, tức là không có một sàn giao dịch cụ thể nào quản lý việc định giá.
Quy mô thị trường có thể làm bạn bối rối nhưng với việc có nhiều nhà cung cấp giá sẽ dẫn đến sự cạnh tranh và từ đó sẽ đem lại nguồn giá cũng như mức phí tốt cho Trader.
Những bậc thang trong thị trường forex
Các bậc thang này cho thấy nguồn giá xuống từ đâu và các tổ chức tham gia vào thị trường forex này như thế nào.
Trên đỉnh là thị trường liên ngân hàng, bao gồm các ngân hàng lớn nhất và các ngân hàng nhỏ hơn, nhóm này giao dịch trực tiếp với nhau thông qua hệ thống Dịch vụ môi giới điện tử (Electronic Brokering Services – EBS) hoặc hệ thống giao dịch Reuters Dealing 3000 – Spot Matching.
Sự cạnh tranh giữa EBS và Reuter 3000 cũng tương tự như cạnh tranh Pepsi và Coca. Đó là cuộc cạnh tranh dành thị phần của nhau, đồng thời, bên cạnh những sản phẩm – cặp tiền hoặc hàng hóa – tương đồng nhau, mỗi công ty này lại cung cấp những cặp tiền riêng biệt của mình với tính thanh khoản cao hơn đối thủ
Ví dụ như ở EBS thì các cặp như EUR/USD, USD/JPY, EUR/JPY, EUR/CHF và USD/CHF thanh khoản tốt hơn, trong khi đó thì bên Reuter 3000, các cặp GBP/USD, EUR/GBP, USD/CAD, AUD/USD và NZD/USD thanh khoản tốt hơn
Tất cả ngân hàng là thành viên của hệ thống liên ngân hàng đều có thể thấy tỷ giá mà các ngân hàng khác đề nghị, nhưng không phải là ngân hàng nào cũng có thể giao dịch được ở mức giá đó. Giống như trong cuộc sống, mức tỷ giá này sẽ phụ thuộc rất lớn vào UY TÍN đã được gầy dựng trong mối quan hệ giữa các bên giao dịch, có nghĩa là 1 ngân hàng càng có uy tín và tên tuổi thì sẽ lấy được mức tỷ giá tốt
Bậc dưới trong thang bậc này là các quỹ đầu cơ kín – hedge fund, tập đoàn, các cty môi giới lớn và các cty môi giới dạng ECN. Vì các tổ chức dạng này không có mối quan hệ tín nhiệm trực tiếp với các ngân hàng đầu bảng trong việc giao dịch liên ngân hàng, nó sẽ giao dịch thông qua các ngân hàng thương mại. Điều này có nghĩa là mức chênh lệch bid/ask – tức là spread – sẽ cao hơn so với những ngân hàng giao dịch trực tiếp trên thị trường liên ngân hàng
Nấc cuối cùng là người giao dịch cá nhân. Thực ra trong quá khứ thì rất khó cho đối tượng dạng này tiếp cận với thị trường nhưng với sự phát minh ra internet, hệ thống giao dịch điện tử và các công ty môi giới, những rào chắn ngăn thị trường forex đã bị dỡ bỏ. Nó giúp tạo điều kiện để người giao dịch cá nhân có thể giao dịch với mức phí ngày càng hợp lý hơn.
Các Thành Phần Tham Gia Thị Trường Forex
Dưới đây là những thành phần giao dịch chính trên thị trường
Các siêu ngân hàng
Thị trường forex giao ngay liên ngân hàng là một thị trường phi tập trung và nó xác định tỷ giá giao dịch nhờ vào các siêu ngân hàng trên thế giới. Dựa trên lực cung / cầu các đồng tiền mà các ngân hàng này đặt chào mua/chào bán và chênh lệch mua bán – spread
Các siêu ngân hàng này hàng ngày giao dịch khối lượng rất lớn. Vài siêu ngân hàng loại này có thể kể tên là UBS, Barclay Capital, Deutsche Bank hay Citigroup. Có thể xem thị trường liên ngân hàng chính là thị trường forex.
Các công ty lớn
Các công ty tham gia vào thị trường forex với mục đích kinh doanh của nó. Như Apple trước hết cần đối đồng USD của nó để lấy đồng JPY khi mà nó cần mua các bộ phân thiết bị điện tử ở Nhật. Vì khối lượng giao dịch của Apple thì nhỏ hơn các siêu ngân hàng nên nó sẽ đàm phán với các ngân hàng thương mại nhỏ hơn cho việc giao dịch.
Chỉnh phủ và Ngân hàng trung ương (NHTW)
Chính phủ và các NHTW như NHTW Châu Âu – ECB, NHTW Anh – BoE, Cục dự trữ Liên Bang Mỹ – Federal Reserve (Fed) cũng tham gia vào thị trường forex. Cũng như các công ty, các chính phủ tham gia vào thị trường forex vì hoạt động của họ, cho việc thanh toán thương mại quốc tế hoặc để quản lý dự trữ ngoại hối.
Bên cạnh đó, các NHTW có thể tác động đến thị trường forex khi họ điều chỉnh tỷ giá hối đoái để quản lý lạm phát. Cách làm đó sẽ tác động đến giá trị đồng tiền. Có nhiều khi NHTW cũng can thiệp vào thị trường forex nhằm định giá lại đồng tiền của quốc gia khi họ nghĩ giá quá cao hoặc quá thấp, bằng cách mua / bán khối lượng lớn đồng tiền nhằm tạo biến đổi trong tỷ giá
Các nhà đầu cơ
Các nhà đầu cơ đóng góp 90% khối lượng giao dịch trên thị trường. Họ tham gia vào thị trường forex với mong muốn kiếm lợi nhuận từ nó.
Bài viết được dịch bởi kienthucfx.com từ nguồn babypips.com
Tham khảo:
Cám ơn anh!